Soạn bài Bố cục của văn bản – Đầy đủ Lý thuyết và Luyện tập (Lớp 8)

0
1677
soan-bai-bo-cuc-cua-van-ban

Để có thể tự viết cho mình một bài văn hay, giàu cảm xúc thì sự sáng tạo về ý tưởng hay cách hành văn luôn được chúng ta chú trọng phần nhiều mà quên mất những yếu tố vô cùng căn bản như bố cục, cách phân dòng, ngắt câu để làm sao đoạn văn trở nên thật mạch lạc và dễ hiểu. Ở bài viết này, HOCMAI muốn gửi tới các em học sinh khối 8 một bài viết về Soạn bài Bố cục của văn bản. Các em có thể tham khảo bài viết và soạn bài trước ở nhà để hiểu trước bài trước khi tới lớp nhé!

A. LÝ THUYẾT BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN

I. Bố cục của văn bản

Bố cục văn bản là cách bố trí, sắp xếp các thành phần nội dung trong văn bản theo một hệ thống, trình tự một cách rành mạch, rõ ràng, mạch lạc và hợp lý. Một văn bản thông thường sẽ có bố cục ba phần là: Mở bài, thân bài và kết bài.

– Phần mở bài có nhiệm vụ nêu ra cho người đọc biết chủ đề chính của văn bản hoặc ý đồ của người viết.

– Phần thân bài thường được chia làm một số đoạn nhỏ để trình bày từng khía cạnh khác nhau của chủ đề. Nội dung phần thân bài được trình bày theo trình tự tùy thuộc vào chủ đề của văn bản, kiểu văn bản, ý đồ giao tiếp của người viết. Nhìn chung, nội dung ấy thường được sắp xếp theo trình tự không gian và thời gian, theo sự phát triển của câu chuyện hoặc sự việc hay theo mạch suy luận.

– Phần kết bài là để tổng kết lại một lần nữa chủ đề của văn bản hoặc ý đồ của người viết.

Câu 1: (Sgk Ngữ Văn 8 Tập 1 – Trang 24):

Hướng dẫn giải

– Văn bản này có thể được chia làm 3 phần:

+ Phần một: Là phần mở bài.

+ Phần hai: Là từ “học trò theo ông” đến “không cho vào thăm”.

+ Phần ba: Là phần kết bài.

Câu 2: (Sgk Ngữ Văn 8 Tập 1 – Trang 24):

Hướng dẫn giải

Nhiệm vụ của từng phần trong văn bản là:

– Phần một: Là từ: “Ông Chu Văn An” đến “không màng danh lợi”: Giới thiệu về ông Chu Văn An.

– Phần hai: Là từ “Học trò theo học rất đông cho đến “có khi không cho vào thăm”: Nói về công lao to lớn, độ uy tín và tính cách của ông Chu Văn An.

– Phần ba: Là phần còn lại: Nói về tình cảm đẹp của mọi người đối với ông Chu Văn An.

Câu 3: (Sgk Ngữ Văn 8 Tập 1 – Trang 24):

Hướng dẫn giải

– Mối quan hệ của các phần với nhau là:

Phần một: Giới thiệu khái quát về hình ảnh của thầy Chu Văn An.

Phần hai: Triển khai các vấn đề như là về tính cách và đạo đức của thầy Chu Văn An.

Phần ba: Lòng kính trọng và sự tiếng thương của mọi người dành riêng cho thầy Chu Văn An.

– Phân tích mối quan hệ giữa các phần:

+ Mỗi phần đều là một mắt xích, phần sau luôn bổ trợ ý nghĩa cho vế trước.

+ Tất cả các phần đều tập trung làm rõ chủ đề chính của văn bản là: Người thầy Chu Văn An – một vị hiền tài.

Câu 4: (Sgk Ngữ Văn 8 Tập 1 – Trang 24):

Hướng dẫn giải

Bố cục của văn bản chia ra gồm 3 phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài

Mở bài: Có chức năng giới thiệu nội dung của vấn đề, nêu lên chủ đề.

Thân bài: Có chức năng trình bày các luận điểm và các ý kiến để phát triển vấn đề chính đã được đề cập trước ở phần mở bài, nói cách khác là mở rộng ý, triển khai ý.

Kết bài: Có chức năng kết luận lại vấn đề, nêu tình cảm và cảm nghĩ đối với vấn đề đó.

II. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản

Câu 1: (Sgk Ngữ Văn 8 Tập 1 – Trang 25):

Hướng dẫn giải

– Phần thân bài của văn bản “Tôi đi học” của tác giả Thanh Tịnh được sắp xếp dựa trên cơ sở là tác phẩm hồi ký: nhớ lại các sự việc, sự kiện, tình tiết diễn ra vào buổi đầu đi học của tác giả.

– Các sự kiện ấy được sắp xếp lần lượt theo trình tự: không gian, thời gian và dòng cảm xúc.

Các sự kiện được triển khai ở phần thân bài:

+ Những kỉ niệm của tác giả trên con đường đến trường.

+ Những kỉ niệm của tác giả lúc mới bước vào sân trường.

+ Những kỉ niệm của tác giả khi nghe thầy gọi tên và bước vào lớp học bài học đầu tiên.

Câu 2: (Sgk Ngữ Văn 8 Tập 1 – Trang 25):

Hướng dẫn giải

Diễn biến tâm trạng cậu bé Hồng trong đoạn trích:

+ Khi nghe những lời nói tàn nhẫn và cay nghiệt của bà cô về mẹ mình: buồn bực, uất ức, xót thương mẹ và căm tức xã hội nhiều hủ tục đã tàn nhẫn với mẹ.

+ Khi được gặp lại mẹ mình trong ngày giỗ của bố: cảm xúc vui sướng, hạnh phúc vỡ oà, cảm thấy ấm áp khi được ôm trong vòng tay của mẹ.

Câu 3: (Sgk Ngữ Văn 8 Tập 1 – Trang 25):

Hướng dẫn giải

Miêu tả người lần lượt theo trình tự là: ngoại hình, tính cách và hoạt động (hành động).

Miêu tả vật lần lượt theo trình tự là: ngoại hình, sở thích và hoạt động (hành động).

Miêu tả phong cảnh có thể theo trình tự là: từ khoảng cách xa đến gần, đi tử khái quát đến chi tiết hoặc theo trình tự của thời gian.

Câu 4: (Sgk Ngữ Văn 8 Tập 1 – Trang 25):

Hướng dẫn giải

Cách sắp xếp, phân chia bố cục:

– Phần thân bài lần lượt trình bày về con người của ông:

+ Học trò theo học ông rất đông.

+ Nhiều người đỗ với điểm rất cao.

+ Vì thế ông được nhà vua trọng vọng: “vời ông ra dạy thái tử học”.

+ Nhưng cho đến khi đời Dụng Tông “vua thích vui chơi, không coi sóc việc triều đình, lại tinh dùng bọn nịnh thần”.

+ Nhiều lần ông can ngăn nhưng nhà vua không hề nghe, vậy nên ông trả mũ áo từ quan trở về làng.

+ Việc trình bày phần thân bài này đã nêu ra những luận cứ rằng ông là “người thầy giỏi, người tôi trung thành, có đạo đức” để chứng minh rằng và làm sáng tỏ cho luận điểm “Chu Văn An là người thầy đạo cao đức trọng“. Hai câu văn cuối của phần này có thể được coi là luận cứ mang tính minh họa rất cụ thể về “đạo cao đức trọng” của ông Chu Văn An.

Câu 5: (Sgk Ngữ Văn 8 Tập 1 – Trang 25):

Hướng dẫn giải

– Yêu cầu của phần thân bài: Triển khai rất chi tiết, cụ thể và toàn diện vấn đề đã được đặt ra ở phần mở bài.

– Nội dung cơ bản của phần thân bài:

+ Lần lượt trình bày các bộ phận, các phần của vấn đề mà đã được đặt ra trong văn bản theo một trình tự. Thông thường các bộ phận, các phần trên tương ứng với một luận điểm. Từng luận điểm lại được triển khai thành các luận cứ để làm sáng tỏ hoặc chứng minh được luận điểm đó.

+ Các luận điểm cần được sắp xếp theo một trật tự nhất định, phản ánh mối quan hệ logic rõ ràng nội tại của chúng.

B. LUYỆN TẬP BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN

Câu 1: (Sgk Ngữ Văn 8 Tập 1 – Trang 26):

Hướng dẫn giải

Đoạn ạ, ý được trình bày theo trình tự từ khoảng cách xa đến gần rồi từ khoảng cách gần ra xa.

Đoạn b, ý được trình bày theo trình tự của thời gian: lúc thời tiết bình minh, không khí trong trẻo → khi chiều về → khi trăng vàng mịn dần buông xuống.

Đoạn c, các ý được sắp xếp theo mạch suy luận, từ việc đưa ra luận điểm rồi nêu các dẫn chứng cụ thể.

Câu 2: (Sgk Ngữ Văn 8 Tập 1 – Trang 27):

Hướng dẫn giải

Có thể trình bày:

+ Trước khi gặp mẹ, tâm trạng của Hồng khi nghe những lời khó nghe, xỉa xói, khinh bỉ mẹ em từ bà cô ruột của mình.

+ Tâm trạng của Hồng khi được gặp lại mẹ, được mẹ ôm vào lòng khi ở trên xe.

Câu 3: (Sgk Ngữ Văn 8 Tập 1 – Trang 27):

Hướng dẫn giải

Việc sắp xếp các ý như thế là chưa hợp lý.

Có thể sắp xếp các ý theo hai nhóm: giải thích câu tục ngữ và chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ.

– Nghĩa đen và nghĩa bóng của vế “Đi một ngày đàng”;

– Nghĩa đen và nghĩa bóng của vế “học một sàng khôn”;

– Cách vị lãnh tụ bôn ba khắp năm châu tìm đường cứu nước;

– Những người thường xuyên chịu khó hoà mình vào đời sống sẽ nắm chắc tình hình, học hỏi được nhiều điều bổ ích;

– Trong thời kỳ đổi mới, nhờ giao lưu với nước ngoài, ta học tập được công nghệ tiên tiến của thế giới.

Bài viết tham khảo thêm:

Bài viết Soạn bài Bố cục của văn bản trong chương trình soạn văn 8 như vậy là đã hoàn thành rồi, các em học sinh đã nắm rõ được lý thuyết của bài chưa nhỉ? Kiến thức tuy đơn giản như vậy thôi mà lại rất quan trọng đấy các em ạ. Các em hãy đọc bài thật kỹ để hiểu thật rõ và sâu kiến thức của bài nhé. Các em cũng hãy nhớ truy cập Hoctot.hocmai.vn để tìm thêm cho mình thật nhiều nữa bài học bổ ích nhé!