Soạn bài Hành động nói (tiếp theo) – Ngữ văn 8

0
1198
soan-bai-hanh-dong-noi-tiep-theo

Trong đời sống thường ngày, chúng ta chủ yếu giao tiếp với nhau qua hình thức nói chuyện. Kỹ năng nói sao cho lưu loát, dễ nghe, hợp ngữ cảnh là một kỹ năng cần phải tôi luyện và trau dồi mỗi ngày. Nhận thấy tầm quan trọng của kỹ năng này, Bộ Giáo dục đã chia bài Hành động nói ra làm hai bài trong chương trình Soạn văn 8. Sau đây, các em hãy cùng HOCMAI Soạn bài Hành động nói ( tiếp theo) nhé.

Bài viết tham khảo thêm:

I. Cách thực hiện hành động nói

Câu 1: Đánh số thứ tự trước những câu trần thuật trong đoạn trích bên dưới đây. Hãy xác định mục đích nói của những câu ấy bằng cách: đánh dấu (+) vào những ô thích hợp và dấu (-) vào những ô không thích hợp theo bảng tổng hợp kết quả bên dưới đây.

Mục đích 1 2 3 4 5
Hỏi
Trình bày + + +
Điều khiển + +
Hứa hẹn
Bộc lộ cảm xúc

Câu 2: Dựa theo cách thức tổng hợp kết quả ở bài tập bên trên, em hãy lập một bảng trình bày mối quan hệ giữa các kiểu câu nghi vấn, cảm thán, trần thuật, cầu khiến với những kiểu hành động nói mà em đã biết. Sau đó cho ví dụ minh họa.

Mục đích Câu nghi vấn Câu cầu khiến Câu cảm thán Câu trần thuật
Hỏi Hôm nay là thứ mấy rồi?
Trình bày Hôm nay là thứ hai.
Điều khiển Vẫn chưa đi học ư? Đi học đi Nó đi học rồi.
Hứa hẹn Con sẽ đi học ngay bây giờ luôn, được chứ? Em sẽ đi học
Bộc lộ cảm xúc Trời đẹp không? Trời hôm nay quả thật đẹp quá! Trời đẹp.

Tổng kết: Mỗi hành động nói thì đều có thể được thực hiện bằng kiểu câu mà có chức năng chính phù hợp với hành động đó (cách dùng: trực tiếp) hoặc bằng những kiểu câu khác (cách dùng: gián tiếp).

II. Luyện tập Hành động nói (tiếp theo)

Câu 1 (trang 71 | Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 2)

Tìm ra các câu nghi vấn ở trong bài Hịch tướng sĩ của ông Trần Quốc Tuấn. Cho biết rằng những câu ấy được dùng để làm gì. Vị trí của mỗi câu nghi vấn trong từng đoạn văn trong bài có liên quan như thế nào đến mục đích nói (chức năng) của nó?

Hướng dẫn trả lời:

– Những câu nghi vấn mà có ở trong bài Hịch tướng sĩ:

  • Lúc bấy giờ, dẫu rằng các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?
  • Lúc bấy giờ, dẫu rằng các ngươi không muốn vui vẻ, phỏng có được không?
  • Vì sao vậy?
  • Nếu vậy, rồi đây sau khi lũ giặc giã dẹp yên, muôn đời để mà thẹn, há còn mặt mũi nào để đứng trong trời đất nữa?

– Mục đích nói:

  • Câu 1 và câu 2: Khẳng định được rằng tướng sĩ sẽ không thể nào vui vẻ được.
  • Câu 2: Được dùng để hỏi.
  • Câu 3: Khẳng định chắc nịch sự nhục nhã, đớn hèn, đê tiện, xấu xa của những kẻ cam tâm không biết đường mà rửa nhục, không lo trừ hung và không chịu độc binh sĩ mà luyện tập theo sách “Binh thư yếu lược”.

Câu 2 (trang 71 | Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 2)

Nhiều người có nhận xét rằng là trong các bài nói, bài viết của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường sẽ kêu gọi chiến sĩ, đồng bào ta bằng những câu trần thuật. Hãy tìm ra những câu trần thuật có mục đích cầu khiến trong các đoạn trích bên dưới đây của Người và cho biết được hình thức diễn đạt ấy có tác dụng như thế nào trong công tác động viên quần chúng.

Hướng dẫn trả lời:

a) Đoạn 1:

– Câu trần thuật:

  • Hễ mà còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục cố gắng chiến đấu, quét sạch hẳn nó đi.
  • Quân và dân miền Bắc quyết tâm ra sức thi đua yêu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực hiện trong nghĩa vụ cao cả của mình đối với đồng bào miền Nam ruột thịt.

– Mục đích: là lời cổ vũ, là lời động viên đồng bào cả nước đứng lên đấu tranh để chống giặc ngoại xâm.

b) Đoạn 2:

– Câu trần thuật: Điều mong muốn cuối cùng của tôi chính là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết với nhau mà phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập toàn dân tộc và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của thế giới.

– Mục đích: Thể hiện được sự mong mỏi của Bác Hồ mong muốn Đảng và nhân dân phấn đấu để xây dựng đất nước. Khích lệ và động viên tinh thần của toàn nhân dân ta.

Câu 3 (trang 71 | Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 2)

Tìm các câu mà có mục đích cầu khiến trong đoạn trích dưới sau. Mỗi câu ấy thể hiện được quan hệ giữa các nhân vật và tính cách nhân vật trong đó như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

– Các câu cầu khiến có trong đoạn trích:

  • Anh đào giúp em một cái ngách đi sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn mà có đứa nào đến bắt nạt thì em sẽ chạy sang. (Dế Choắt)
  • Thôi, im ngay cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. (Dế Mèn)

– Mỗi câu đều cho ta thấy ra được tính cách và mối quan hệ của các nhân vật trong câu chuyện ấy.

  • Dế Mèn là một kẻ quá kiêu căng, hống hách, lại còn ngạo mạn, không coi ai ra gì và không có tình thương đối với đồng loại, với những kẻ yếu đuối hơn mình. Trái lại Dế Mèn thậm chí còn bắt nạt, chế nhạo họ.
  • Dế Choắt thì lại là một người sức khỏe không được tốt, tính tình rất hiền lành, an phận.

– Mối quan hệ giữa Dế Mèn và Dế Choắt:

  • Dế Choắt đối với Dế Mèn: Yếu thế hơn, muốn nhờ vả anh, cầu cạnh nên tìm cách nói khó để được Dế Mèn giúp đào một cái ngách sang bên tổ của Dế Mèn.
  • Dế Mèn đối với Dế Choắt: Dế Mèn tự phong cho mình là bề trên, khỏe mạnh hơn nên lại trịch thượng, khinh thường em Dế Choắt. Dế Choắt thậm chí còn chưa nói hết câu, Dế Mèn đã tỏ ra vẻ khinh thường, mắng xối xả rồi bỏ về mà không thèm bận tâm.

Câu 4 (trang 71 | Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 2)

Trong các cách hỏi đường bên dưới đây, em nên dùng những cách nào để mà hỏi người lớn?

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án b và đáp án e:

  • Đáp án b: Bác làm ơn chỉ giùm cho cháu bưu điện ở đâu với ạ.
  • Đáp án e: Bác có thể chỉ giúp cháu bưu điện thì ở đâu không ạ?

Câu 5 (trang 71 | Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 2)

Trong quán ăn, một người nói với người ngồi bên cạnh: “Anh có thể chuyển giúp tôi cái lọ gia vị không ạ?”. Theo em thì, trong những hành động dưới đây, người nghe nên lựa chọn hành động nào?

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án c: Quyết đưa lọ gia vị cho người kia và nói: “Mời anh” (hoặc “Mời chị”, “Mời chú”, Mời cô, “Mời bác”…)

Cuối cùng các em học sinh cũng đã cùng với HOCMAI soạn xong bài Soạn bài Hành động nói (tiếp theo) rồi. Kiến thức trong bài viết thật bổ ích và thiết thực phải không các em? Các em hãy học cách sử dụng những kiến thức trên thật nhuần nhuyễn trong thực tế hàng ngày nhé. Các em soạn bài thật kỹ tại nhà, sau đó tới trường các em sẽ được học coi như là ôn lại một lần nữa để nắm thật vững kiến thức nhé. Các em hãy đừng quên truy cập website hoctot.hocmai.vn để tham khảo thêm thật nhiều bài học bổ ích mà HOCMAI muốn truyền tải tới các em nhé!