Soạn bài Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

0
2273
soan-bai-luyen-tap-su-dung-mot-so-bien-phap-nghe-thuat

Sau khi nắm chắc kiến thức lý thuyết trong bài sử dụng một số biện pháp trong văn bản thuyết minh, các bạn học sinh cần luyện tập để áp dụng chúng trong phần tập làm văn. Trong bài viết này, cùng HOCMAI lập các dàn ý khái quát để soạn bài Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh nhé! 

 

Tham khảo thêm:

Soạn bài Trau dồi vốn từ

Soạn bài miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Soạn bài sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

 

I. Dàn ý thuyết minh về cái quạt

1. Mở bài

– Nêu công dụng chính của cái quạt trong đời sống thường ngày

– Khái quát đặc điểm của cái quạt

2. Thân bài

a, Nguồn gốc ra đời của cái quạt

– Thời xưa, con người dùng mo cau làm quạt

– Quạt điện ra đời dựa theo cơ chế hoạt động của quạt kéo ở vùng Trung Đông vào đầu thế kỷ XIX

– Người tạo ra cái quạt (quạt điện đầu tiên) là Omar-Rajeen Jumala vào năm 1832

– Tên ban đầu là “máy quạt ly tâm”, hoạt động tương tự như một chiếc máy bơm không khí

b, Cấu tạo bên ngoài của cái quạt

– Cánh quạt: nơi trực tiếp tạo ra luồng gió dựa trên nguyên lý chênh lệch áp suất

– Lồng quạt: giúp bảo vệ cánh quạt, đảm bảo an toàn cho người sử dụng

– Thân quạt: nâng đỡ động cơ, cánh quạt và lồng quạt

– Đế quạt: giữ cân bằng cho quạt đứng vững trên mặt phẳng

– Động cơ quạt: bộ phận sử dụng điện năng để tạo động lực cho quạt chạy

– Bảng điều khiển: điều chỉnh tốc độ gió qua các nấc theo từng nút ấn

c, Các chủng loại khác nhau

– Quạt trần: chỉ có cánh quạt, bảng điều khiển, thường gắn trên trần nhà, gồm 2 loại là có đèn và không có đèn

– Quạt treo tường: không có đế quạt, tiết kiệm diện tích

– Quạt đứng: phổ biến nhất, có thể điều chỉnh độ cao, tiện lợi khi di chuyển

– Các loại khác: quạt bàn, quạt thông gió, quạt phun sương, quạt hơi nước

d, Nguyên lý hoạt động của cái quạt

– Dòng điện chạy vào động làm cánh quạt quay

– Chênh lệch áp suất khiến luồng khí từ cánh quạt bị đẩy ra ngoài 

– Mỗi cái quạt đều có nhiều mức độ quay khác nhau

– Quạt thường được dùng với mục đích làm mát, làm khô quần áo,…

e, Cách sử dụng và bảo quản cái quạt

– Chỉ đặt quạt tại những nơi mặt phẳng cân bằng, ổn định, không chênh vênh

– Không dùng quạt với nguồn điện không ổn định, kém an toàn

– Không sử dụng trong thời gian quá dài hoặc không tắt quạt sau khi sử dụng

– Vệ sinh lồng quạt thường xuyên

– Không tự ý tác động vào động cơ có trong quạt

3. Kết bài

– Nhận xét vai trò và tầm quan trọng của cái quạt trong đời sống

– Liên hệ cảm nhận cá nhân về cái quạt đang sử dụng tại nhà mình

II. Dàn ý thuyết minh về cái bút bi

1. Mở bài

– Nêu công dụng chính của cái bút trong đời sống thường ngày

– Khái quát đặc điểm của cái bút bi

2. Thân bài

a, Nguồn gốc ra đời của cái bút

– năm 1888, John Loud – một nhân viên ngân hàng tạo một công cụ để có thể viết được trên bề mặt thô như gỗ, giấy gói thô và những sản phẩm mà những loại bút thông thường khác không thể viết được. Đó chính là lý do cho ra đời cây bút bi đầu tiên trong lịch sử.

– Năm 1938, László Bíró, một biên tập viên báo người Hungary, là người đã cải tiến sáng chế bút bi hiện đại “Birome”

– Năm 1945, thương hiệu bút bi đầu tiên ra đời tên là Reynolds Rocket

b, Cấu tạo của cái bút

– Vỏ bút: thường làm từ nhựa hoặc kim loại, để tránh rây mực và cầm viết dễ dàng hơn, có ghi các thông số, ngày sản xuất, mã vạch, họa tiết trang trí (tùy loại)

– Ruột bút: thường làm từ nhựa hoặc kim loại, bên trong chứa mực

– Đầu bút: có bi sắt mạ crom/niken, đường kính từ 0,7- 1 mm, giúp mực ra đều đặn khi viết

c, Các chủng loại khác nhau

– Bút bi bấm: chỉ cầm bấm nhẹ ngòi bút sẽ đưa ra ngoài và ngược lại

– Bút bi vặn: vặn khớp nối để đưa ngòi bút ra ngoài và ngược lại

– Bút bi nắp đậy: thường dùng mực dạng lỏng, cần đóng nắp để tránh khô mực sau khi sử dụng

d, Nguyên lý hoạt động của cái bút bi

– Khi di chuyển bút trên giấy, viên bi ở đầu bút sẽ xoay tròn để kéo mực xuống mặt giấy 

– Cơ chế lăn của bi cho phép mực thấm đều xuống giấy mà không làm mực trong ống bị khô do tiếp xúc với không khí bên ngoài

e, Cách sử dụng và bảo quản cái bút

– Không để bút mở hoặc đầu bút bị hở khi dùng xong

– Tránh làm rơi để làm vỡ bi

– Nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp

– Không mua bút bi để quá lâu vì mực sẽ bị khô, không thể viết

3. Kết bài

– Nhận xét vai trò và tầm quan trọng của cái bút trong đời sống

– Liên hệ cảm nhận cá nhân về cái bút đang sử dụng

 

III. Dàn ý thuyết minh về cái kéo

1. Mở bài

– Nêu công dụng chính của cái kéo trong đời sống thường ngày

– Khái quát đặc điểm của cái kéo

2. Thân bài

a, Nguồn gốc ra đời của cái kéo

– Từ 1500 năm trước công nguyên, người Ai Cập cổ đại đã phát minh ra phiên bản kéo đầu tiên

– Hình dáng chiếc kéo sớm nhất được biết đến ở đồng bằng Lưỡng Hà, cách đây 3000 đến 1000 năm

– Robert Hinchliffe (Sheffield, Anh) được nhiều người biết đến là cha đẻ của kéo hiện đại vào năm 1761 

b, Cấu tạo của cái kéo

– Lưỡi kéo: làm từ kim loại cứng như sắt, gang, đồng, hai cái được lắp xoay quanh một trục cố định 

– Tay cầm: thường làm bằng nhựa hoặc kim loại, có hình dáng cong theo chiều lòng bàn tay

c, Các chủng loại khác nhau

– Kéo kẹp: có hình chữ U, có thể sử dụng 1 tay để đóng mở

– Kéo chốt đuôi: có phần chốt đuôi nối với lưỡi kéo qua 1 khớp nối

– Kéo khớp: loại phổ biến nhất, thường được dùng để cắt giấy, cắt vải

d, Nguyên lý hoạt động của cái kéo

– Cặp kim loại cạnh sắc hoạt động dựa trên nguyên lý đòn bẩy (giống với cái kìm)

– Một số loại kéo cắt chỉ không có trục quay thì hoạt động dựa theo tính chất đàn hồi của kim loại

e, Cách sử dụng và bảo quản cái kéo

– Sử dụng để cắt đứt các vật liệu khác nhau: giấy, bìa các tông, đồ ăn, nhựa mỏng, cao su, vải, dây điện, tóc,..

– Bảo quản kéo nơi khô ráo và thoáng mát để tránh được kéo bị oxi hóa theo thời gian

– Tránh để lưỡi kéo cắt vật quá cứng dẫn đến mẻ lưỡi, hỏng kéo

– Chọn loại kéo sử dụng phù hợp với mục đích cắt để đạt được hiệu quả cao nhất

3. Kết bài

– Nhận xét vai trò và tầm quan trọng của cái kéo trong đời sống

– Liên hệ cảm nhận cá nhân về cái kéo đang sử dụng tại nhà mình

 

IV. Dàn ý thuyết minh về chiếc nón

1. Mở bài

– Nêu công dụng chính của chiếc nón trong đời sống thường ngày

– Khái quát đặc điểm của chiếc nón

2. Thân bài

a, Nguồn gốc ra đời của chiếc nón

– Ra đời từ thế kỷ thứ XIII, thời nhà Trần

– Ông cha ta phát minh ra nón với mục đích che nắng, che mưa trong lúc cày cấy

– Theo sử sách, nón lá có từ khoảng 2500 đến 3000 năm Trước công nguyên

b, Hình dáng của chiếc nón

Mỗi loại nón khác nhau lại có hình dáng đặc trưng khác nhau, trong đó phổ biến nhất là hình chóp nhọn và chóp tù

c, Cấu tạo của chiếc nón

– Phần nón (chóp nón): được làm từ các loại lá và nối với nhau bằng khung và dây cước

– Phần quai nón: làm bằng vải mềm hoặc dây, được nối ra từ hai bên đối xứng của vành nón

d, Nguyên liệu cần dùng và cách tạo ra chiếc nón

– Chọn lá làm nón: yêu cầu lá phải non, giữ được màu xanh nhẹ

– Làm phẳng lá

– Làm khung nón: chuốt từng nan tre sao cho kích thước tròn và đều nhau, rồi uốn thành từng vòng tròn có kích thước từ lớn đến nhỏ (thường sử dụng 16 nan tre)

– Xếp lá: xếp lá lên khung sao cho đều nhau và không còn kẽ hở, không bị xô lệch

– Chằm nón: bằng những sợi nilon dẻo, mục đích là để cố định lá nón

– Phù dầu cho nón: giúp nón được bền màu và đẹp

e, Phân loại nón

– Nón ngựa: làm bằng lá lụi, đội khi cưỡi ngựa

– Nón cụ: dùng trong đám cưới ở miền Nam

– Nón bài thơ: có in hình hoặc các bài thơ trên nón

– Nón ba tầm: phổ biến nhất ở miền Bắc

– Ngoài ra còn có nón dấu, nón rơm, nón lá sen, nón thúng,…

f, Cách sử dụng và bảo quản chiếc nón

– Nón có thể dùng để che nắng, che mưa, hoặc làm quạt khi nóng

– Trong một vài trường hợp có thể dùng thay thế cho khay đựng. Ngày nay nón lá cũng được xem là quà tặng đặc biệt cho du khách khi đến tham quan Việt Nam

– Để nón dùng được lâu thì tránh đội nón khi đi mưa, đặc biệt là mưa rào

– Sau khi dùng nên cất nón vào chỗ râm, tránh để nón bị cong vành và ố vàng làm do nắng 

– Khi đội nón phải nhẹ nhàng, không ngồi hay đè lên chóp nón

3. Kết bài

– Nhận xét vai trò và tầm quan trọng của chiếc nón trong đời sống

– Liên hệ cảm nhận cá nhân về chiếc nón đang sử dụng 

Trên đây là dàn ý phục vụ cho nội dung soạn bài Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. Để theo dõi bài soạn tiếp theo, các bạn có thể tham khảo tài liệu Soạn Văn 9 đã được HOCMAI tổng hợp. Chúc các bạn sẽ có một kỳ học tập hiệu quả!