Trong bài viết này, HOCMAI muốn gửi tới các em học sinh bài Bài 2: Vận tốc nằm trong chương trình Vật lý 8. Kiến thức về vận tốc rất hay được vận dụng trong đời sống của chúng ta, các em hãy cố gắng học tập, ghi nhớ để vận dụng vào không những trong học tập mà còn cả trong đời sống thường nhật nữa nhé!
A. LÝ THUYẾT VẬT LÝ 8 BÀI 2: VẬN TỐC
I. Vận tốc
Độ lớn của giá trị vận tốc có thể cho biết được mức độ nhanh hoặc chậm của một chuyển động và có thể được xác định bằng độ dài của quãng đường đi được ở trong một đơn vị thời gian.
II. Công thức tính vận tốc
Vận tốc được tính theo công thức:
Trong đó thì:
+ v: vận tốc.
+ s: quãng đường.
+ t: thời gian để đi được hết quãng đường đó.
III. Đơn vị của vận tốc
– Đơn vị của vận tốc còn tuỳ thuộc vào đơn vị của thời gian và đơn vị của chiều dài quãng đường.
– Đơn vị hợp pháp của giá trị vận tốc là: m/s
– Trong thực tế, người ta thường sử dụng đơn vị vận tốc m/s hoặc km/h.
– Mối liên hệ giữa đơn vị m/s và đơn vị km/h là: 1m/s = 3,6 km/h hoặc 1km/h = 1/(3,6) m/s
– Dụng cụ để đo vận tốc là: tốc kế (còn được gọi với cái tên khác là đồng hồ vận tốc)
B. GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ 8 BÀI 2: VẬN TỐC
Bài C1 (trang 8 | SGK Vật lí 8)
Bảng bên dưới đây ghi lại kết quả lần chạy 60m trong một tiết thể dục của một nhóm học sinh (được ghi tên theo thứ tự vần chữ cái):
Bảng 2.1
Cột | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
STT | Họ và tên học sinh | Quãng đường chạy s(m) | Thời gian chạy t(s) | Xếp hạng | Quãng đường chạy trong 1 giây |
1 | Nguyễn An | 60 | 10 | ||
2 | Trần Bình | 60 | 9,5 | ||
3 | Lê Văn Cao | 60 | 11 | ||
4 | Đào Việt Hùng | 60 | 9 | ||
5 | Phạm Việt | 60 | 10,5 |
Làm thế nào để biết được ai chạy chậm và ai chạy nhanh? Hãy ghi chép lại kết quả xếp hạng của từng học sinh một vào trong cột thứ 4.
Gợi ý đáp án:
Để biết được ai chạy chậm và ai chạy nhanh cần căn cứ vào yếu tố thời gian để họ chạy hết được 60m đó. Người nào có số thời gian ít nhất thì người đó chạy nhanh nhất.
Cột | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
STT | Họ và tên học sinh | Quãng đường chạy s(m) | Thời gian chạy t(s) | Xếp hạng | Quãng đường chạy trong 1 giây |
1 | Nguyễn An | 60 | 10 | 3 | |
2 | Trần Bình | 60 | 9,5 | 2 | |
3 | Lê Văn Cao | 60 | 11 | 5 | |
4 | Đào Việt Hùng | 60 | 9 | 1 | |
5 | Phạm Việt | 60 | 10,5 | 4 |
Bài C2 (trang 8 | SGK Vật lí 8)
Bảng dưới đây ghi lại kết quả của lần chạy 60m trong một tiết thể dục của một nhóm học sinh (ghi tên theo thứ tự vần của chữ cái):
Cột | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
STT | Họ và tên học sinh | Quãng đường chạy s(m) | Thời gian chạy t(s) | Xếp hạng | Quãng đường chạy trong 1 giây |
1 | Nguyễn An | 60 | 10 | ||
2 | Trần Bình | 60 | 9,5 | ||
3 | Lê Văn Cao | 60 | 11 | ||
4 | Đào Việt Hùng | 60 | 9 | ||
5 | Phạm Việt | 60 | 10,5 |
Hãy tính quãng đường mà mỗi học sinh chạy được trong khoảng 1 giây và ghi kết quả đó vào cột thứ 5.
Gợi ý đáp án:
Kết quả được ghi ở cột thứ 5 ở trong bảng dưới đây:
Cột | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
STT | Họ và tên học sinh | Quãng đường chạy s(m) | Thời gian chạy t(s) | Xếp hạng | Quãng đường chạy trong 1 giây |
1 | Nguyễn An | 60 | 10 | … | 6,000 m/s |
2 | Trần Bình | 60 | 9,5 | … | 6,316 m/s |
3 | Lê Văn Cao | 60 | 11 | … | 5,454 m/s |
4 | Đào Việt Hùng | 60 | 9 | … | 6,667 m/s |
5 | Phạm Việt | 60 | 10,5 | … | 5,714 m/s |
Bài C3 (trang 9 | SGK Vật lí 8)
Dựa theo bảng kết quả xếp hạng (ở câu C2), em hãy cho biết độ lớn của vận tốc biểu thị được tính chất nào của chuyển động và em hãy tìm từ thích hợp cho những vị trí trống của kết luận sau đây.
Độ lớn của vận tốc cho biết được sự (1) ……, (2) …… của chuyển động.
Độ lớn của vận tốc thì được tính bằng (3) …… trong một (4) …… thời gian.
Gợi ý đáp án:
Độ lớn của vận tốc cho biết được sự chậm, nhanh của chuyển động.
Bài C4 (trang 9 | SGK Vật lí 8)
Tìm đơn vị vận tốc thích hợp có thể điền được vào chỗ trống ở bảng 2.2:
Bảng 2.2
Đơn vị chiều dài | m | m | km | km | cm |
Đơn vị thời gian | s | phút | h | s | s |
Đơn vị vận tốc | m/s | … | … | … | … |
Gợi ý đáp án:
Đơn vị chiều dài | m | m | km | km | cm |
Đơn vị thời gian | s | phút | h | s | s |
Đơn vị vận tốc | m/s | m/ph | km/h | km/s | cm/s |
Bài C5 (trang 9 | SGK Vật lí 8)
a) Vận tốc của một chiếc xe ô tô là 36 km/h, vận tốc của một người đi bằng xe đạp là 10,8 km/h, vận tốc của một đoàn tàu hỏa là 10 m/s. Điều đó cho biết được điều gì?
b) Trong 3 kiểu chuyển động trên, chuyến động nào là nhanh nhất, chuyển động nào là chậm nhất?
Gợi ý đáp án:
a) – Vận tốc của một chiếc xe ô tô là 36 km/h cho biết được rằng trong một giờ, xe ô tô đó đi được 36km.
– Vận tốc của một người đi bằng xe đạp là 10,8 km/h cho biết được rằng trong một giờ, người đi bằng xe đạp đó đi được l0.8km.
– Vận tốc của một đoàn tàu xe lửa là l0m/s cho biết được rằng trong một giây, đoàn tàu xe lửa đó đi được l0m.
b) Để so sánh các loại chuyển động nêu trên với nhau thì phải đối giá trị vận tốc của các chuyển động đó về cùng một đơn vị.
Vận tốc chiếc xe ô tô là:
v1 = 36 km/h = 36000/3600 ⇒ 10 m/s
Vận tốc của chiếc xe đạp là:
v2 = 10,8 km/h = 10800/3600 ⇒ 3 m/s
Vận tốc của đoàn tàu xe lửa là 10m/s.
Vậy chuyến động của đoàn tàu xe lửa là nhanh nhất, người lái xe đạp là chậm nhất.
Bài C6 (trang 10 | SGK Vật lí 8)
Một đoàn tàu lửa trong khoảng thời gian là 1,5 giờ đã đi được một quãng đường dài 81 km. Tính vận tốc của đoàn tàu lửa ra km/h, m/s.
Gợi ý đáp án:
Vận tốc của đoàn tàu tính ra km/h là:
v = s/t = 81/1,5 = 54 (km/h)
Đổi s = 81 km = 81000 m; t = 1,5 giờ = 1,5.3600 = 5400 s
Vận tốc của đoàn tàu tính ra m/s:
v = s/t = 81000/5400 = 15 (m/s)
Bài C7 (trang 10 | SGK Vật lí 8)
Một người đi xe đạp trong khoảng thời gian 40 phút với vận tốc là 12 km/h. Hỏi quãng đường mà người đó đi được là bao nhiêu km?
Gợi ý đáp án:
Ta có:
40 phút = 2/3 giờ
Quãng đường mà người đó đi được là:
s = v.t = 12 . 2/3 = 8 km
Đáp số: s = 8 km.
Bài C8 (trang 10 | SGK Vật lí 8)
Một người đi bộ với vận tốc là 4 km/h. Tìm khoảng cách tính từ nhà cho đến nơi làm việc biết thời gian cần để người đó đi được từ nhà đến được nơi làm việc là 30 phút.
Gợi ý đáp án:
Ta có: 30 phút = 0,5 giờ.
Khoảng cách từ nhà cho đến nơi làm việc chính là quãng đường mà người đó đã đi trong thời gian 30 phút.
Quãng đường người đó phải đi là:
s = v.t = 4.0,5 = 2 km.
Bài viết tham khảo thêm:
Vậy là các em học sinh thân yêu đã cùng với HOCMAI soạn xong bài Bài 2: Vận tốc. Các em học sinh hãy vận dụng kiến thức về vận tốc này vào những bài tập của mình để luyện tập cho thành thục, chuẩn bị cho những bài tập khó hơn trong những bài học sắp tới. Các em hãy đừng quên truy cập vào website hoctot.hocmai.vn để có thể tìm thêm cho mình thật nhiều bài học bổ ích nữa nhé!