Soạn bài Nói quá đầy đủ nhất (Ngữ văn 8)

0
1476
soan-bai-noi-qua

Các em học sinh sẽ được tiếp cận với biện pháp tu từ nói quá trong  soạn văn 8. Mỗi chúng ta đều thường xuyên sử dụng nói quá trong giao tiếp nhằm phóng đại ý của mình lên, đôi khi để tăng sự hài hước của câu chuyện hoặc cũng đôi khi để thổi phồng sự nghiêm túc của câu chuyện lên. Để có thể sử dụng được biện pháp tu từ này một cách tối ưu và đáp ứng được ý định của mình, các em hãy tham khảo bài viết này: Soạn bài Nói quá.

I. Nói quá và tác dụng của nói quá

1. Đọc các câu tục ngữ trong Sách giáo khoa và trả lời câu hỏi:

– Cách nói trong hai câu “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” và “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/Ngày tháng mười chưa cười đã tối” là rất quá so với sự thật.

– Thực chất thì các câu trên có ý nghĩa là:

  • Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng: đêm tháng năm thời gian rất ngắn.
  • Ngày tháng năm chưa cười đã tối: ngày tháng mười rất nhanh trở tối.
  • Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày: người nông dân lao động ngoài đồng ruộng rất vất vả.

2. Cách nói như vậy có tác dụng gì?

Cách nói như vậy có tác dụng nhằm nhấn mạnh vào đặc điểm khác biệt, khác thường của thiên nhiên cũng như sự vất vả, tần tảo chịu thương chịu khó của người nông dân để tạo ấn tượng mạnh vào tâm lý của người đọc, người nghe.

Tổng kết:

Nói quá là một biện pháp tu từ được người dùng sử dụng với mục đích phóng đại mức độ, tính chất, quy mô của sự vật hiện tượng được miêu tả nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

II. Luyện tập

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1 – trang 102):

Biện pháp nói quá và ý nghĩa:

Hướng dẫn giải bài:

a)

– Biện pháp nói quá: “sỏi đá cũng thành cơm”.

– Ý nghĩa: Chỉ cần chăm chỉ lao động thì con người sẽ có đầy đủ cơm no, áo ấm.

b)

– Biện pháp nói quá: “đi lên tận trời được”.

– Ý nghĩa: Có đôi chân khỏe mạnh, có thể đi đến bất kỳ đâu mà mình muốn.

c)

– Biện pháp nói quá: “Thét ra lửa”

– Ý nghĩa: Thể hiện sự nóng nảy, cũng như quyền quy của bà cụ, lời nói của bà rất có trọng lượng.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1 – trang 102):

Điền thành ngữ để tạo phép nói quá:

Hướng dẫn giải bài:

a) Bầm gan tím ruột.

b) Chó ăn đá, gà ăn sỏi.

c) Nở từng khúc ruột.

d) Vắt chân lên cổ.

e) Ruột để ngoài da.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1 – trang 102):

Đặt câu:

Hướng dẫn giải bài:

– Nàng phu nhân của ta có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.

– Ông vua ấy có công lao dời non lấp biển.

– Nếu ông ấy có đủ khả năng mà lấp biển vá trời thì cả thiên hạ này sẽ quy phục dưới chân ông ấy.

– Anh ấy rất rắn rỏi, săn chắc, khỏe mạnh, mình đồng da sắt, làm việc tốc độ nhanh gấp ba lần người khác.

– Bài toán này thực sự quá khó, tôi nghĩ nát óc mà mãi chưa ra đáp án.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1 – trang 103):

Thành ngữ so sánh có dùng phép nói quá:

Hướng dẫn giải bài:

– Khỏe như voi.

– Yếu như sên.

– Đẹp như hoa.

– Nắng như đổ lửa.

– Đau như đứt từng khúc ruột.

– Ngáy như sấm.

– Nhanh như chớp.

– Lớn như thổi.

– Đen như cột nhà cháy.

– Khỏe như voi.

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1 – trang 103):

Viết một đoạn văn hoặc làm một bài thơ mà trong đó có sử dụng biện pháp nói quá.

Hướng dẫn giải bài:

Gia đình vì thuộc nghèo nhất nhì trong hạng cùng đinh nên chị Dậu bắt buộc phải lộn ngược chạy xuôi vay tiền để nộp suất sưu cho anh Dậu. Anh Dậu bị ốm nặng nhưng vẫn bị bọn lính mảy may đánh trói, lôi anh ra đình cùm kẹp. Chị Dậu dù lòng đau như cắt nhưng không còn cách nào khác vẫn phải đem cái Tí, đứa con gái đầu lòng bảy tuổi bán cho lão Nghị Quế bên thôn Đoài để lấy chút tiền nộp sưu. Vào đêm hôm ấy, người ta cõng anh Dậu về. Bà con hàng xóm đều đến cứu giúp, có bà lão đem một bát gạo đến để chị nấu cháo cho anh. Cháo vừa chín thì chị Dậu mang lên cho chồng. Nhưng anh Dậu chưa kịp ăn một miếng nào thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng đã đến đòi tiền suất sưu của người em chồng đã khuất. Chị Dậu tìm cách van xin nài nỉ để khất sưu, nhưng mảy may không được. Chúng còn định đánh đập anh Dậu, chị Dậu chịu hết nổi vùng lên đáp trả lại.

Câu 6 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1 – trang 103):

Phân biệt nói quá và nói khoác

Hướng dẫn giải bài:

– Giống nhau:

  • Đều nói theo cách thức thổi phồng, phóng đại lên.

– Khác nhau:

  • Nói quá nhằm gây ấn tượng mạnh, khẳng định, tăng sức biểu cảm nhưng vẫn giữ sự thật được vẹn nguyên.
  • Nói khoác là nói những điều không đúng với sự thật, không có thật để phô trương, khoe mẽ, khoác lác,…

III. Bài tập ôn luyện

Câu 1: Đặt câu với những thành ngữ sau đây: Giết người không dao, Đi guốc trong bụng, Ma chê quỷ hờn, Tức lộn ruột.

Câu 2: Xác định biện pháp tu từ nói quá được sử dụng trong các câu ca dao sau đây:

a)

Lỗ mũi mười tám gánh lông,

Chồng yêu, chồng bảo tơ hồng trời cho.

(Ca dao)

b)

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi,

Như đứng đống lửa như ngồi đống than?

(Ca dao)

Hướng dẫn giải bài:

Câu 1:

– Cậu ta cứ nói như kiểu đang đi guốc trong bụng tôi vậy!

– Lời nói nhiều khi sẽ trở thành một loại vũ khí vô hình, có thể giết người không dao.

– Tôi khi xưa tính cách rất lì lợm, nghịch ngợm nên nhiều lần khiến cho mẹ tức lộn ruột.

– Dung mạo của chị ta xấu đến mức ma chê quỷ hờn.

Câu 2:

a) Biện pháp nói quá: mười tám gánh lông, tơ hồng trời cho.

b) Biện pháp nói quá: đứng đống lửa, ngồi đống than.

Bài viết tham khảo thêm:

Vậy là cuối cùng chúng ta cũng đã cùng nhau hoàn thành bài Soạn bài nói quá rồi. Để có thể sử dụng thành thạo biện pháp tu từ nói quá trong những cuộc giao tiếp để khiến cho nội dung câu chuyện trở nên thú vị, thu hút người nghe thì các em cần sự luyện tập và trau dồi. Các em hãy đọc lại bài viết này và luyện tập thêm thật nhiều lần nhé. Để tìm thêm nhiều biện pháp tu từ khác để sử dụng trong viết văn và giao tiếp, các em có thể truy cập hoctot.hocmai.vn để tham khảo nhé!