Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt chi tiết Ngữ Văn 9 tập 1

0
2720
soan-bai-on-tap-phan-tieng-viet-lop-9-tap-1

Bài viết Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt Ngữ Văn lớp 9 học kì I là tài liệu hướng dẫn soạn bài được HOCMAI sưu tầm và biên soạn sẽ giúp các em học sinh củng cố, nắm vững lại một số kiến thức về các phương châm hội thoại, các từ ngữ xưng hô trong hội thoại và cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.

 

Bài viết tham khảo thêm: 

 

I. Các phương châm hội thoại

Câu 1 | Trang 190 SGK Ngữ văn 9 – Tập 1

Ôn tập lại nội dung về các phương châm hội thoại:

Gợi ý:

soan-bai-on-tap-phan-tieng-viet-1

– Phương châm về lượng:

  • Khi giao tiếp, người nói cần phải nói có nội dung, nội dung cần chính xác với yêu cầu của cuộc giao tiếp.
  • Nội dung không được thiếu hay thừa để tránh việc người nghe không hiểu hoặc bị hiểu lầm ý của người nói.

– Phương châm về chất: Khi giao tiếp, người giao tiếp không nói những điều mà bản thân không tin là sự thật hoặc những điều không có bằng chứng để xác thực.

– Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, người giao tiếp cần phải nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh cách nói lạc đề.

– Phương châm cách thức: Khi giao tiếp, người giao tiếp cần phải chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh khỏi cách nói mơ hồ..

– Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp, người giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng đối với người khác.

Tham khảo tư liệu chi tiết tại Các phương châm hội thoại Các phương châm hội thoại (tiếp theo).

Câu 2 | Trang 190 SGK Ngữ văn 9 – Tập 1

Hãy kể lại một số tình huống giao tiếp mà trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại nào đó bị vi phạm. 

Gợi ý:

– Ví dụ 1: Cô ấy hỏi một đằng, anh ta lại trả lời một nẻo.

→ Vi phạm Phương châm quan hệ

– Ví dụ 2: Ông quan huyện nói vọng ra: “ Thằng Tí, hốc nhanh còn về đi công chuyện”

→ Vi phạm Phương châm lịch sự

– Ví dụ 3: Tôi hỏi anh ta về số nợ anh ta vay tôi sắp đến hạn. Nhưng anh ta cứ trả lời theo kiểu vòng vo Tam quốc.

→ Vi phạm Phương châm cách thức

– Ví dụ 4:

Trong tiết vật lý, thầy giáo hỏi một cậu học sinh đang mải nhìn qua ô cửa sổ:

– Em hãy cho thầy và cả lớp biết sóng là gì?

Cậu học sinh trả lời:

– Thưa thầy và cả lớp, Sóng là một bài thơ nổi tiếng của nhà văn Xuân Quỳnh ạ.

→ Vi phạm Phương châm quan hệ

– Ví dụ 5:

Người con đăng kí học thêm tin học ngoài giờ, về bảo với bố:

Bố ơi! Cho con tiền để đóng học phí học thêm tin học ạ.

Người bố hỏi lại con trai:

“Tin học” là môn học gì vậy con?

Người con liền trả lời:

“Tin học” có nghĩa là ai “tin” thì đi “học” ạ!

→ Vi phạm phương châm về chất

– Ví dụ 6:

Phong: Nhà cậu có mấy anh chị em?

Vân: Tớ là con thứ ba ở trong nhà.

→ Vi phạm Phương châm về lượng

 

II. Xưng hô trong hội thoại

Câu 1 | Trang 190 SGK Ngữ văn 9 – Tập 1

Ôn lại các từ ngữ xưng hô thông dụng được sử dụng trong tiếng Việt và cách dùng của chúng.

 Gợi ý:

– Một số từ ngữ thông dụng được dùng để xưng hô trong tiếng Việt: mình, tôi, tớ, chúng tớ, cậu, chúng tôi, anh chị, bọn mình,…

– Cách sử dụng các từ ngữ đó:

  • Đối với người nói khi muốn xưng hô thì sử dụng các từ là: tôi, tớ, mình,… và gọi người nghe là bạn, cậu, anh, chị,…
  • Nếu muốn sử dụng cho số nhiều thì có các từ chúng mình, chúng tớ,…
  • Khi xưng hô, cần phải chú ý tới đối tượng để lựa chọn được từ ngữ thích hợp.

Câu 2 | Trang 190 SGK Ngữ văn 9 – Tập 1

Xưng hô trong tiếng Việt thường tuân theo phương châm là “xưng khiêm, hô tôn”. Theo cách hiểu của em thì phương châm đó là gì? Cho ví dụ minh họa?

 Gợi ý:

– Phương châm “xưng khiêm, hô tôn” là chỉ khi xưng hô, khi nói cần tự xưng mình theo một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại với mình một cách tôn kính.

– Ví dụ: 

Những người có địa vị cao trong xã hội xưa thường được gọi một cách tôn kính là ngài, quan trên, quan gia, bệ hạ…), còn đối với những người có địa vị thấp thường sẽ xưng hô khiêm nhường (tiểu nhân, tiện dân, thần,…).

Câu 3 | Trang 190 SGK Ngữ văn 9 – Tập 1

Thảo luận vấn đề: Vì sao ở trong tiếng Việt, người nói khi giao tiếp phải hết sức chú ý tới sự lựa chọn từ ngữ xưng hô? 

Gợi ý:

– Tiếng Việt có hệ thống từ ngữ xưng hô rất đa dạng, phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.

– Mỗi phương tiện, từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt đều thể hiện được tính chất của tình huống giao tiếp: Xã giao hay thân mật; mối quan hệ giữa người nói và người nghe: khinh hay trọng, thân hay sơ,…

=> Nếu không có sự lựa chọn từ ngữ xưng hô cho phù hợp đối với hoàn cảnh giao tiếp thì sẽ dễ gây mất thiện cảm cho người nghe.

Tham khảo tài liệu chi tiết tại Xưng hô trong hội thoại

 

III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Câu 1 | Trang 190 SGK Ngữ văn 9 – Tập 1

Ôn lại cách để phân biệt giữa Cách dẫn trực tiếp | Cách dẫn gián tiếp?

 Gợi ý:

– Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn ý nghĩ hay lời nói của người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp thường sẽ được đặt ở trong dấu ngoặc kép.

– Dẫn gián tiếp là thuật lại ý nghĩ hay lời nói của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh lại cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép.

Câu 2 | Trang 190 SGK Ngữ văn 9 – Tập 1

Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu nêu phía dưới.

soan-bai-on-tap-phan-tieng-viet-2

Hãy chuyển những lời đối thoại ở  trong đoạn trích trên thành lời dẫn gián tiếp. Phân tích những sự thay đổi về từ ngữ ở trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại.

Gợi ý:

– Chuyển lời đối thoại ở trong đoạn trích trên thành lời dẫn gián tiếp:

Vua Quang Trung tự mình đốc suất lại đại binh, cả thủy lẫn bộ cùng đi ra. Ngày 29 đến được Nghệ An, vua Quang Trung cho người mời người cống sĩ tại huyện Sơn La đến để hỏi rằng khi quân Thanh sang đánh nước ta, nếu nhà vua đưa binh ra chống cự thì khả năng thắng hoặc thua sẽ như thế nào?

Nguyễn Thiếp đã đáp lại rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người thì tan rã, quân Thanh ở phương xa tới, không biết được tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh hay nên giữ ra sao. Vì vậy, nếu vua Quang Trung ra Bắc cần không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan.

– Phân tích những sự thay đổi về từ ngữ ở trong lời dẫn gián tiếp: Từ cách xưng hô ở ngôi thứ nhất là “tôi” đã chuyển thành ngôi thứ ba là “vua Quang Trung”, ngôi thứ hai là “tiên sinh” đã chuyển thành ngôi thứ ba là “Nguyễn Thiếp”.

Hoặc có thể chuyển theo cách như sau:

– Chuyển lời đối thoại ở trong đoạn trích trên thành lời dẫn gián tiếp:

Quân Thanh tiến sang đánh chiếm, Vua Quang Trung đã mời và hỏi Nguyễn Thiếp rằng mưu đánh và giữ nước, thành hay bại, Nguyễn Thiếp có suy nghĩ như thế nào?

Nguyễn Thiếp trả lời rằng hiện tại trong nước trống không, lòng người đã tan rã. Quân Thanh ở phương xa tới, không hiểu rõ tình hình quân vua Quang Trung yếu hay mạnh, không hiểu rõ về thế nên đánh nên giữ ra sao. Nhà vua đi ra Bắc chuyến này, không quá tới mười ngày, quân Thanh sẽ bị đập tan.

Tham khảo kiến thức tại: Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp

 

IV. Bài tập ôn luyện thêm phần tiếng Việt

Câu 1.

Cho đoạn thơ sau:

soan-bai-on-tap-phan-tieng-viet-3

Em hãy cho biết phương châm hội thoại đã bị vi phạm ở trong đoạn thơ. Việc vi phạm về phương châm hội thoại này có hợp lý hay không? Vì sao?

Gợi ý:

– Phương châm hội thoại đã bị vi phạm => Phương châm về chất: Mày viết thư chớ kể này, kể nọ | Cứ bảo nhà vẫn được bình yên.

– Việc vi phạm về phương châm hội thoại này có hợp lý vì:

Trong tình huống ở đoạn thơ trên, người bố đang chiến đầu chống lại kẻ thù tàn ác ở ngoài chiến trường gian khổ. Vậy nên, lời căn dặn của người bà xuất phát từ chính lòng yêu thương, không muốn để con phải lo lắng về tình hình ở nhà mà an tâm tiếp tục chiến đấu.

Câu 2. Chuyển lời trích dẫn sau đây thành lời dẫn gián tiếp:

soan-bai-on-tap-phan-tieng-viet-4

Gợi ý: 

Đặng Thai Mai đã đưa ra khẳng định rằng người Việt Nam có đầy đủ lí do và vững chắc để tự hào về tiếng nói của mình… Và dường như sức sống của tiếng Việt tồn tại bất diệt cùng với thời gian.

Câu 3. Câu trả lời của nhân vật A Phủ ở trong đoạn trích sau đã vi phạm phương châm hội thoại nào?

soan-bai-on-tap-phan-tieng-viet-5

Gợi ý:

Câu trả lời của nhân vật A Phủ không chính xác với câu hỏi của Pá Tra → Vi phạm Phương châm quan hệ

Câu 4. Tìm thêm một số câu ca dao, tục ngữ có sự liên quan đến phương châm lịch sự.

Gợi ý:

|Một thương tóc bỏ đuôi gà

Hai thương ăn nói mặn mà, có duyên|.

|Đất tốt trồng cây rườm rà

Những người thanh lịch nói ra dịu dàng|.

|Người thanh tiếng nói cũng thanh

Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu|.

|Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe|.

 

Bài viết này là tài liệu bổ ích hướng dẫn các em học sinh Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt chi tiết được soạn thảo bởi HOCMAI. Chúng tôi mong rằng các em sẽ tham khảo kỹ nội dung bài viết và sử dụng nó để chuẩn bị bài soạn Ngữ văn 9 sắp tới của mình thật tốt.