Trong bài học trước, học sinh đã được tìm hiểu về các dạng nghị luận văn học và tìm hiểu chi tiết dạng văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống. Bài học tuần này trong chương trình Lớp học không khoảng cách, thầy Nguyễn Phi Hùng sẽ hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống.
Tham khảo thêm:
Văn nghị luận xã hội là gì
Theo định nghĩa, văn nghị luận xã hội là những bài văn nói về các vấn đề xã hội, chính trị hay đời sống nói chung. Do vậy, đề bài của dạng bài này có phạm vi rất rộng. Cụ thể, đề bài có thể bao gồm cả những vấn đề đạo lý, tư tưởng cho đến lối sống. Bên cạnh đó, một đề văn nghị luận xã hội lại còn đề cập những câu chuyện nổi bật hay đang trend trong cuộc sống hằng ngày nên các em học sinh cũng cần phải nắm được về các tin tức nội bật trong xã hội. Hoặc bài văn nghị luận xã hội còn có thể yêu cầu viết về những vấn đề liên quan tới thiên nhiên, vấn đề toàn cầu, trong và ngoài nước,…
Có thể hiểu đơn giản, văn nghị luận xã hội là dạng văn yêu cầu viết về mọi mặt của các vấn đề xã hội. Khác với văn nghị luận văn học – chỉ viết về tác phẩm, nhà văn… Theo như các giáo viên giàu kinh nghiệm giảng dạy trong hệ thống giáo dục HOCMAI, văn nghị luận xã hội thường có 2 dạng chính: chứng minh và giải thích.
Hiện nay, trong các đề thi vào 10 hay ngay cả trong các đề thi tốt nghiệp THPT, đề văn nghị luận xã hội xuất hiện rất phổ biến. Đây cũng là cách Bộ GD&ĐT hay các trường đưa ra để kiểm tra học sinh về kỹ năng sống, vốn sống cũng như mức độ hiểu biết.
Cách làm bài văn nghị luận xã hội về sự việc và hiện tượng đời sống
Các bước làm bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống
Bước 1: Tìm hiểu đề
- Xác định sự việc, hiện tượng cần nghị luận
- Định hướng đánh giá
- Yêu cầu kèm theo: Dung lượng bài viết, hình thức, phạm vi dẫn chứng…
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
- Mở bài: Giới thiệu vai trò, ý nghĩa của sự việc, hiện tượng đời sống
- Thân bài:
+ Giải thích, trình bày sự việc,hiện tượng
+ Trình bày tác hại, hậu quả, tác dụng hay kết quả của sự việc, hiện tượng
+ Phân tích nguyên nhân (khách quan, chủ quan)
+ Đề xuât giải pháp (bám sát các nguyên nhân)
- Kết bài: Đánh giá chung sự việc, hiện tượng và rút ra bài học
Để có bài văn nghị luận hay, các em học sinh có thể tham khảo bài viết: Cách viết văn nghị luận xã hội
Ngoài ra để học sinh chủ động bổ sung thêm nhiều kiến thức mới trước khi quay lại trường, phụ huynh có thể tham khảo ngay Chương trình Học Tốt tại HOCMAI cho con em mình.
Chương trình gồm hệ thống bài giảng chi tiết, chất lượng, bám sát chương trình học của Bộ GD&ĐT. Bên cạnh đó là kho bài tập phong phú, đa dạng, có các dịch vụ hỗ trợ tiện ích không chỉ giúp học sinh học hành thuận tiện mà còn giúp phụ huynh dễ dàng kiểm tra, đánh giá được tình hình học tập của con.