Soạn bài Các thành phần biệt lập chi tiết Ngữ văn 9

0
3996
soan-bai-cac-thanh-phan-biet-lap

Thành phần biệt lập tuy không tham gia vào việc diễn đạt ý nghĩa của câu nhưng lại nhờ nó mà người đọc, người nghe hiểu được câu chuyện. Trong bài học hôm nay, HOCMAI sẽ hướng dẫn các bạn học sinh soạn bài Các thành phần biệt lập trong SGK Ngữ văn 9 chi tiết.

 

Tham khảo bài viết khác:

 

I. Thành phần tình thái

Lý thuyết cần nắm

a) Khái niệm: 

Thành phần tình thái được sử dụng để thể hiện cách nhìn, đánh giá của người nói đối với sự vật, sự việc được nói đến trong câu.

b) Vị trí trong câu

Vị trí của thành phần tình thái: Thành phần này có thể đứng ở đầu câu, giữa câu hoặc cũng có thể là cuối câu. 

c) Dấu hiệu nhận biết

Dấu hiệu để nhận biết thành phần tình thái trong câu là những từ ngữ chỉ mức độ như: chắc chắn, có lẽ, chắc hẳn, ắt hẳn,… Các từ này thể hiện sự tin cậy thấp của người nói (viết) đối với sự việc.

d) Các ý nghĩa cụ thể của thành phần tình thái

  • Nêu độ tin cậy đối với sự việc được nhắc đến trong câu

Ví dụ: Hình như đó là chuyến xe cuối. → Hình như là thành phần tình thái.

  • Nêu nguồn ý kiến của sự việc được nhắc đến trong câu

Ví dụ: Theo ý kiến của Nam, dự án này cần được nâng cấp. → Theo ý kiến của Nam là thành phần tình thái.

  • Nêu mối quan hệ, thái độ của người nói với người nghe

Ví dụ: Em chào chị ạ! → là thành phần tình thái

  • Ngoài thành phần tình thái, thái độ giữa người nói và người nghe còn được thể hiện rất rõ qua các từ ngữ xưng hô.

Trả lời câu hỏi: Trang 18 | SGK Ngữ văn 9 – Tập 2

Đọc các câu sau đây (trích từ truyện Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng) và trả lời câu hỏi sau:

a). |Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh|.

b). |Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi|.

  1. Các từ ngữ in đậm trong hai câu trên thể hiện nhận định, đánh giá của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu ra sao?
  2. Nếu không sử dụng những từ ngữ in đậm thì nghĩa sự việc trong những câu trên có thay đổi đi không? Vì sao?

Gợi ý:

  1. Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện cách nhìn, đánh giá của người nói đối với sự việc được nêu ở trong câu:
  • chắc → Thể hiện độ tin tưởng, tin cậy cậy cao.
  • Có lẽ → Thể hiện độ tin tưởng, tin cậy nhưng không chắc chắn, không bằng so với từ “chắc”.
  1. Nếu những từ ngữ in đậm không có trong các câu trên thì ý nghĩa sự việc của câu không thay đổi → Bởi vì các từ in đậm này không mang ý nghĩa biểu thị nội dung của câu.

 

II. Thành phần cảm thán

Lý thuyết cần nắm

a) Khái niệm: 

Thành phần cảm thán được sử dụng để bộc lộ / thể hiện cảm xúc, tâm lý của người nói như buồn, vui, giận giữ, mừng rỡ,… Thành phần cảm thán thường đứng đầu câu.

b) Vị trí trong câu

Vị trí của thành phần cảm thán: Thành phần này thường đứng ở đầu câu.

c) Dấu hiệu nhận biết

Dấu hiệu để nhận biết thành phần cảm thán trong câu là các từ ngữ cảm thán như: Ôi, Trời ơi, Chao ôi,…

Trả lời câu hỏi:

Đọc các câu, chú ý các từ ngữ in đậm và trả lời câu hỏi sau:

a). “, sao mà độ ấy vui thế”. 

(Trích: Làng – Kim Lân)

b). “Trời ơi, chỉ còn có năm phút!” 

(Trích: Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long)

  1. Các từ ngữ in đậm trong những câu trên có chỉ sự việc hay sự vật gì không?
  2. Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta có thể hiểu được tại sao người nói kêu “Ồ” hoặc kêu “Trời ơi”?
  3. Các từ ngữ in đậm trên được dùng để làm gì?

Gợi ý:

  1. Các từ ngữ in đậm không dùng để chỉ sự vật hay sự việc gì trong những câu trên.
  2. Các từ ngữ giúp hiểu được người nói kêu “Ồ” là từ “vui”, kêu “trời ơi” là “chỉ còn có năm phút”.
  3. Các từ ngữ in đậm “Ồ”, “trời ơi” bộc lộ, thể hiện cảm xúc.

 

III. Luyện tập

Câu 1 | Trang 19 – SGK Ngữ văn 9 – Tập 2

Tìm các thành phần tình thái, thành phần cảm thán trong những câu trong SGK:

Trả lời:

– Thành phần tình thái: 

  • Câu a: tư “có lẽ” 
  • Câu c: từ “hình như”
  • Câu d: từ “chả nhẽ”

Thành phần cảm thán: Câu b: từ “chao ôi”.

Câu 2 | Trang 19 – SGK Ngữ văn 9 – Tập 2

Hãy sắp xếp những từ ngữ sau theo thứ tự tăng dần của độ tin cậy (hay độ chắc chắn): chắc là – dường như – chắc chắn – có lẽ – chắc hẳn – hình như – có vẻ như.

Lời giải:

Sắp xếp: dường như | hình như | có vẻ như → có lẽ → chắc là → chắc hẳn → chắc chắn.

Câu 3 | Trang 19 – SGK Ngữ văn 9 – Tập 2

  • Từ ngữ có độ tin cậy cao nhất là “chắc chắn”
  • Từ ngữ có độ tin cậy thấp nhất là “hình như”

=> Tác giả sử dụng từ “chắc” (mức độ tin cậy trung tính) cho ta thấy người kể chuyện chỉ đang dự đoán theo tư duy logic mà chưa thể chắc chắn hiểu hoàn toàn sự việc xảy ra.

Câu 4 | Trang 19 – SGK Ngữ văn 9 – Tập 2

Viết một đoạn văn ngắn viết về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ như truyện, phim, thơ, ảnh, tượng,… Yêu cầu: Trong đoạn văn đó có câu chứa thành phần tình thái hoặc thành phần cảm thán.

Gợi ý:

Văn nghệ là tiếng nói tâm hồn, là tình cảm của mỗi chúng ta, có lẽ vậy nên người ta tìm đến văn nghệ với nhiều mục đích khác nhau. Tôi tới với các tác phẩm văn nghệ để được trải nghiệm cảm xúc, khám phá cái đẹp của cuộc sống. Từ đó, tôi thấy nhiều mặt khác nhau qua nhiều góc nhìn, cuộc sống muôn màu, muôn vẻ. Tôi còn nhớ mình đã tìm đọc lại tác phẩm Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu cách đây không lâu. Suy nghĩ và góc nhìn của tôi đã thay đổi, những điều trước kia tôi hiểu không còn nguyên vẹn nữa. Không còn những suy nghĩ đơn thuần như trước, tôi đã tìm thấy những điều sâu sắc và mới mẻ hơn. Chắc hẳn, vốn sống, những trải nghiệm đã giúp tôi cảm nhận được tác phẩm này có chiều sâu hơn.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung của bài học Soạn bài Các thành phần biệt lập chi tiết Ngữ văn 9. HOCMAI hy vọng các bạn sẽ nắm chắc kiến thức và chuẩn bị tốt nhất bài soạn văn của mình. Hẹn gặp lại các em ở các bài viết tiếp theo tại hoctot.hocmai.vn.