Soạn bài Tiếng nói của văn nghệ chi tiết Ngữ văn 9

0
5653
soan-bai-tieng-noi-cua-van-nghe

Với mục đích giúp các em học sinh nắm vững kiến thức và chuẩn bị tốt phần soạn văn Tiếng nói của văn nghệ Ngữ văn lớp 9, bài học tác giả. Bài học này HOCMAI sẽ trình bày đầy đủ các nội dung từ tác giả, tác phẩm đến trả lời chi tiết các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 9.

 

Bài viết tham khảo thêm:

 

I. Tìm hiểu chung về tác phẩm Tiếng nói của văn nghệ

1. Tác giả tác phẩm

– Tác giả: Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003)

– Quê quán: Hà Nội

– Cuộc đời:

  • Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật: viết văn, soạn kịch, làm thơ, sáng tác nhạc, tiểu luận, phê bình,…
  • Sau khi kết thúc Cách mạng, ông là một thành viên của tổ chức Văn Hóa Cứu Quốc (Tổ chức do Đảng Cộng sản thành lập từ năm 1943).
  • Từ 1958 – 1989, Nguyễn Đình Thi được đề cử và giữ chức Tổng thư ký Hội Nhà Văn Việt Nam.
  • Từ năm 1995, ông giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật.
  • Ông vinh dự được Nhà Nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ Thuật vào năm 1996, .

– Tác phẩm tiêu biểu:

  • Truyện và văn xuôi: Xung kích (1951), Bên bờ sông Lô (tập truyện ngắn viết năm 1957), Vỡ bờ I (năm 1962), Vỡ bờ II (năm 1970),…
  • Tiểu luận: Mấy vấn đề về văn học (năm 1956), Công việc của người viết tiểu thuyết (năm 1964).
  • Thơ: Người chiến sĩ (năm 1958), Dòng sông trong xanh (năm 1974), Đất nước (1948 – 1955),…
  • Ông có nhiều sáng tác nổi tiếng viết về Hải Phòng như Nhớ Hải Phòng (thơ), Vỡ bờ (tiểu thuyết),…

2. Tác phẩm 

a)  Xuất xứ 

Tác phẩm được trích trong bài tiểu luận cùng tên “Tiếng nói của văn nghệ”, viết vào năm 1948 tại chiến khu Việt Bắc. Bài tiểu luận được in trong cuốn “Mấy vấn đề về văn học”  và xuất bản vào năm 1956.

b) Bố cục

Bố cục của bài nghị luận này có thể được chia thành 4 phần:

  • Phần 1: Từ đầu → “ một cách sống của tâm hồn ”. | Nội dung của văn nghệ.
  • Phần 2: Tiếp theo → “ Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm ”. | Sự cần thiết của văn nghệ.
  • Phần 3: Tiếp theo → “ mắt không rời trang giấy ”. | Sự cảm hóa của văn nghệ.
  • Phần 4: Phần còn lại: | Sức mạnh của văn nghệ.

c) Tóm tắt

Nội dung chủ yếu của văn nghệ chính là hiện thực cuộc sống qua góc nhìn của người nghệ sĩ. Văn nghệ là sợi dây đồng điệu kỳ diệu giữa người nghệ sĩ và người đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa trong trái tim. Văn nghệ giúp cho chúng ta được sống một cuộc sống phong phú hơn, tự hoàn thiện nhân cách và tâm hồn mình.

 

II. Đọc hiểu tác phẩm Tiếng nói của văn nghệ

Câu 1 | Trang 17 SGK Ngữ văn 9 | Tập 2

Câu hỏi: Bài nghị luận này phân tích nội dung thể hiện, phản ánh của văn nghệ, khẳng định sức mạnh to lớn của nó đối với đời sống của con người. Hãy tóm tắt lại hệ thống luận điểm và đưa ra nhận xét về bố cục của bài nghị luận.

Trả lời:

– Tác phẩm “Tiếng nói của văn nghệ” phân tích sức mạnh to lớn của văn nghệ đối với đời sống con người thông qua hai nội dung chính:

  • Văn nghệ là sợi dây đồng điệu kỳ diệu giữa người nghệ sĩ và người đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa trong trái tim.
  • Văn nghệ Văn nghệ giúp cho chúng ta được sống một cuộc sống phong phú hơn, tự hoàn thiện nhân cách và tâm hồn mình.

– Bài văn có thể được chia theo bố cục gồm 4 phần như sau: 

  • Phần 1: Từ đầu → “một cách sống của tâm hồn”. | Nội dung của văn nghệ.
  • Phần 2: Tiếp theo → “Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm”. | Sự cần thiết của văn nghệ.
  • Phần 3: Tiếp theo → “ mắt không rời trang giấy ”. | Sự cảm hóa của văn nghệ.
  • Phần 4: Phần còn lại: | Sức mạnh của văn nghệ.

Nhận xét: Trong bài nghị luận này, các luận điểm có sự gắn kết, hỗ trợ và bổ sung   cho nhau. Trong đó những luận điểm trước sẽ tạo tiền đề để những luận điểm sau  kế thừa và mở rộng hơn. Từ đó tạo cho bài nghị luận có kết cấu chặt chẽ và đầy tính thuyết phục.

Câu 2 | Trang 17 SGK Ngữ văn 9 | Tập 2

Câu hỏi: Nội dung thể hiện, phản ánh của văn nghệ là gì?

Trả lời:

Nội dung thể hiện, phản ánh của văn nghệ là:

– Tình cảm, đời sống của con người qua góc nhìn của người nghệ sĩ.

– Khám phá sâu về cuộc sống trong các mối quan hệ về tính cách, số phận.

– Đời sống khách quan, cách nhìn nhận, cách đánh giá và tư tưởng của người nghệ sĩ.

– Có tính giáo dục, tác động mạnh mẽ tới người đọc qua những tình cảm sâu sắc, buồn vui của người nghệ sĩ.

– Khiến chúng ta rung động trước vẻ đẹp của cuộc sống, làm thay đổi tư tưởng, quan điểm, tình cảm và lối sống của ta.

Câu 3 | Trang 17 SGK Ngữ văn 9 | Tập 2

Câu hỏi: Tại sao con người lại cần tiếng nói của văn nghệ?

Trả lời:

Con người cần tiếng nói của văn nghệ vì văn nghệ mang sức mạnh lớn lao trong đời sống thường nhật và đời sống trong tâm hồn con người:

  • Văn nghệ làm cho đời sống tinh thần của con người được phong phú, đầy đủ hơn; đem đến những cảm xúc như yêu, ghét, niềm vui, nỗi buồn trong lao động, đời sống.
  • Văn nghệ góp phần làm tươi mát cuộc sống lao động vất vả, giúp con người biết rung cảm và có ước mơ, giữ niềm tin của mình vào cuộc sống.

Câu 4 | Trang 17 SGK Ngữ văn 9 | Tập 2

Câu hỏi: Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc qua cách nào mà nó có khả năng kỳ diệu đến vậy? (Nội dung, tư tưởng của văn nghệ được thể hiện bằng hình thức nào? Tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc bằng con đường nào, bằng cách gì?)

Trả lời:

– Khả năng kỳ diệu của văn nghệ được thể hiện, lý giải sâu sắc:

  • Mở rộng khả năng của tâm hồn, cho con người được sống một cuộc sống phong phú hơn với tất cả xúc cảm: yêu thương, vui buồn, căm hờn; biết cách nhìn, biết cách nghe một cách tinh tế và sâu sắc.
  • Giải phóng con người khỏi giới hạn của chính mình, giúp con người tự xây dựng chính mình.
  • Xây dựng đời sống tâm hồn cho toàn xã hội.

– Tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc thông qua trái tim.

Câu 5 | Trang 17 SGK Ngữ văn 9 | Tập 2

Câu hỏi: Nêu những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của nhà văn Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận này (cách bố cục, cách dẫn dắt vấn đề, cách nêu và cách chứng minh các luận điểm, sự kết hợp giữa nhận định, lý lẽ và dẫn chứng thực tế…)

Trả lời:

Đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của nhà văn Nguyễn Đình Thi:

  • Bố cục được sắp xếp chặt chẽ, liên kết hợp lý.
  • Lối viết phong phú, giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng về thơ văn, đời sống thực tế.
  • Giọng văn mang lại cảm giác chân thành, đầy cảm hứng.
  • Các luận điểm tinh tế, sắc bén và mang sức thuyết phục lớn.
  • Cách dẫn dắt câu chuyện tự nhiên, không gây nhàm chán cho người đọc.

 

III. Luyện tập

Câu hỏi: Nêu một tác phẩm văn học mà em yêu thích và hãy phân tích ý nghĩa, tác động của tác phẩm ấy đối với mình.

Gợi ý:

Trong các tác phẩm văn học mà em từng được học, Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là tác phẩm để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Qua ngòi bút của tác giả, tác phẩm đã giúp em cảm nhận được những nỗi đau, sự mất mát to lớn do chiến tranh gây ra. Đặc biệt, tình cảm cha con thiêng liêng của người lính trong tác phẩm gây cho em xúc động, qua đó giúp em trân quý thêm tình cảm gia đình, trân quý cuộc sống hòa bình của ngày hôm nay và thêm biết ơn với những nỗi đau của cha ông ta đã đổi lấy trong quá khứ cho chúng em cuộc sống của ngày hôm nay.

 

Vừa rồi là bài học Soạn bài Tiếng nói của văn nghệ do HOCMAI biên soạn gửi đến các em học sinh. Mong rằng các bạn sẽ chuẩn bị thật tốt phần soạn văn của mình, nắm vững kiến thức tác phẩm và đạt được kết quả tốt trong buổi học sắp tới.