Soạn bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống Ngữ văn 9 chi tiết

0
2208
soan-bai-nghi-luan-ve-mot-su-viec-hien-tuong-doi-song

Hôm nay, HOCMAI sẽ cung cấp tài liệu Soạn bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các em học sinh trong quá trình chuẩn bị soạn bài trong SGK Ngữ văn 9 trước khi đến lớp. Mời các em tham khảo dưới đây.

 

Bài viết tham khảo thêm:

 

I. Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Lý thuyết cần nắm

a) Khái niệm: 

Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một hiện tượng, sự vật có ý nghĩa đối với xã hội, là đáng khen hay đáng chê hoặc có vấn đề gì đáng để suy nghĩ.

b) Yêu cầu của một bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Bao gồm yêu cầu về mặt nội dung và hình thức:

  • Yêu cầu về nội dung: 

Nội dung phải nêu rõ được hiện tượng, sự việc đang có vấn đề, phân tích các mặt đúng, mặt lợi, mặt sai, mặt hại của nó; chỉ ra được nguyên nhân và bày tỏ được ý kiến nhận định, thái độ của người viết.

  • Về hình thức: 

Bài viết cần phải có bố cục mạch lạc; có các luận điểm, luận cứ rõ ràng và xác thực; phép lập luận phải phù hợp; lời văn sử dụng sống động và chính xác.

Trả lời câu hỏi: Câu 1 | Trang 20 SGK Ngữ văn 9 – Tập 2

Tìm hiểu văn bản “Bệnh lề mề” trong SGK và trả lời câu hỏi sau:

a). Trong văn bản trên, tác giả đã bàn luận về hiện tượng nào trong đời sống? Hiện tượng ấy gồm có những biểu hiện như thế nào? Tác giả đã nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng đó hay chưa? Tác giả đã làm như thế nào để người đọc có thể nhận ra được hiện tượng ấy?

b). Những nguyên nhân nào có thể có để tạo nên hiện tượng đó?

c). Những tác hại bệnh lề mề là gì? Tác giả đã phân tích những tác hại của bệnh lề mề ra sao? Bài viết đã đánh giá hiện tượng bệnh lề mề như thế nào?

d). Bố cục của bài viết có chặt chẽ và mạch lạc hay không? Vì sao?

Trả lời:

a). 

Ở văn bản trên, tác giả đã bàn luận về một hiện tượng của đời sống là Bệnh lề mề. Đây là căn bệnh coi thường thời gian, giờ giấc của nhiều người khi cùng thực hiện những công việc chung.

– Bệnh lề mề có những biểu hiện là:

  • Trễ giờ ở các các cuộc hội thảo, cuộc họp.
  • Chì biết quý thời gian của mình chứ không tôn trọng thời gian của người khác.
  • Tạo ra tập quán, thói quen xấu: Các giấy mời phải ghi thời gian sớm hơn dự kiến thì người mới đến đúng giờ được.

– Tác giả đã nêu được rõ vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng ra và đưa ra những dẫn chứng cụ thể để người đọc nhận ra và hiểu rõ được hiện tượng.

b). Bệnh lề mề tạo nên do những nguyên nhân sau:

  • Thiếu lòng tự trọng, thiếu sự tôn trọng người khác.
  • Chỉ biết thời gian của mình là quý báu và coi thường thời gian của những người khác.
  • Coi thường công việc chung, thiếu sự trách nhiệm.

c). Tác hại của căn bệnh gây ra:

  • Hình thành thói quen xấu, rất khó để thay đổi.
  • Biến bạn trở thành con người không có tự trọng, sống ích kỷ, thiếu kỷ luật trong mắt mọi người.
  • Gây ảnh hưởng đến công việc chung của cả tập thể.

– Tác giả phân tích về những tác hại của bệnh lề mề theo cách ngắn gọn, mạch lạc và có sức thuyết phục người đọc cao.

– Tác giả tỏ thái độ phê phán với hiện tượng này coi nó như một thứ bệnh.

d). Bài viết trên đã có bố cục chặt chẽ và mạch lạc. Vấn đề đã được tác giả đã giới thiệu rồi sau đó mới phân tích và đưa ra kết luận vấn đề.

 

II. Luyện tập

Câu 1 | Trang 21 SGK Ngữ văn 9 – Tập 2

Trả lời:

Thảo luận: Hãy nêu các hiện tượng tốt, sự kiện đáng để biểu dương của các em học sinh trong nhà trường và cả ngoài xã hội. Trao đổi xem hiện tượng, sự việc nào đáng để viết thành một bài nghị luận xã hội và hiện tượng, sự việc nào không cần thiết để viết.

Các hiện tượng tốt, sự kiện đáng để biểu dương và có thể viết thành bài nghị luận:

– Ủng hộ, giúp đỡ bạn bè, thầy cô khó khăn.

– Trung thực trong quá trình học tập, kiểm tra và thi cử.

– Nhặt được của rơi, tìm và trả lại cho người đánh mất.

– Kính trọng, lễ phép với thầy cô, ông bà, cha mẹ.

Các hiện tượng tốt, sự kiện đáng để biểu dương nhưng không cần viết thành bài nghị luận:

– Đứng nhất các cuộc thi văn nghệ, đại hội thể thao của trường.

– Đạt được điểm cao trong các tiết học.

– Đứng nhất toàn khối về học tập.

Câu 2 | Trang 21 SGK Ngữ văn 9 – Tập 2

Một cuộc điều tra diễn ra với đối tượng là 2000 nam thanh niên tại Hà Nội năm 1981 cho thấy: 25% các em trong độ tuổi từ 11 đến 25 đã hút thuốc lá; Độ tuổi từ 16 đến 20 tuổi là 52% và 80% ở độ tuổi trên 20. Tỉ lệ này ngang bằng với các nước châu Âu. Trong số các em hút thuốc lá, triệu chứng lâu lâu sẽ gặp phải như ho hen, đau ngực, khạc đờm chiếm đến 80%, trong khi đó số những em bé không hút thuốc có chưa đến 1% có các triệu chứng đấy (theo Nguyễn Khắc Viện). Hãy cho biết vấn đề này có phải là một hiện tượng đáng để viết thành một bài nghị luận không. Tại sao?

Trả lời:

Cách trả lời 1:

Vấn đề này có thể  triển khai được thành một bài văn nghị luận. Vì đây là hiện tượng khá phổ biến trong xã hội ngày nay và nó còn gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của con người. Vậy nên hiện tượng này rất cần thiết để đưa ra bàn luận và tìm những biện pháp để giải quyết.

Cách trả lời 2:

Vấn đề hút thuốc lá ở các nam thanh niên rất đáng để viết thành một bài nghị luận vì:

  • Nó là hiện tượng đang tồn tại và phổ biến trong đời sống xã hội ngày nay.
  • Độ tuổi hút thuốc lá đang dần trẻ hóa, cần phải ngăn chặn.
  • Hút thuốc lá không những gây hại cho sức khỏe của người hút mà còn ảnh hưởng tới mọi người xung quanh.
  • Đề ra những cách, biện pháp để xử lý hiện tượng trên.

 

Trên đây là toàn bộ tài liệu Soạn bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống trong Sách giáo khoa lớp 9 do HOCMAI biên soạn. Chúc các em học sinh chuẩn bị tốt phần soạn văn và phần thuyết trình của mình để đạt được kết quả học tập tốt. Hẹn gặp lại các em ở các bài viết sau!