Soạn bài Tổng kết về ngữ pháp chi tiết Ngữ văn 9

0
2240
soan-bai-tong-ket-ve-ngu-phap

Đến với bài viết hôm nay, HOCMAI sẽ mang đến cho các em học sinh tài liệu hướng dẫn Soạn bài Tổng kết về ngữ pháp chi tiết và đầy đủ nhất. Bài viết bao gồm phần tóm tắt các kiến thức trọng tâm và phần trả lời các câu hỏi trong Soạn văn 9.

 

Bài viết tham khảo thêm:

 

I – DANH TỪ, ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ

Kiến thức trọng tâm

1. Danh từ

Danh từ là những từ chỉ vật, người, khái niệm, hiện tượng,… 

Danh từ thường làm chủ ngữ trong một câu hoàn chỉnh và hay được kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước hoặc các từ này, ấy, đó,… để làm một cụm danh từ. Khi là thành phần vị ngữ, danh từ cần có từ “là” đứng trước nó.

Ví dụ:

  • Từ chỉ sự vật: Con ong, cây bàng, cái bàn
  • Từ chỉ người: Cha mẹ, ông bà, em gái, anh trai

Tham khảo bài viết Danh từ là gì? để tìm hiểu kĩ hơn về dạng từ vựng này nhé!

2. Động từ

Động từ là những từ dùng để chỉ hoạt động, trạng thái của các hiện tượng, sự vật,…

Hiểu một cách đơn giản hơn thì những sự vật, hiện tượng nào có trạng thái di chuyển, chuyển động hay thay đổi vị trí thì những từ ngữ chỉ trạng thái hoạt động đó chính là động từ. Ngoài ra, các thay đổi về trạng thái, tâm lý, tình cảm cũng là động từ.

Ví dụ:                                                                     

  • Các hoạt động: đi, chạy, bay, nhảy, làm,…
  • Các trạng thái: yêu, ngủ, ghét, nghỉ,…

Tham khảo bài viết Động từ là gì? để tìm hiểu kĩ hơn về dạng từ vựng này nhé!

3. Tính từ

Tính từ là những từ được dùng để miêu tả các tính chất, đặc điểm của các sự việc, sự vật, các hoạt động hay trạng thái,… Vậy nên, thông qua tính từ thì người đọc/ người nghe có thêm được những thông tin liên quan tới đối tượng được đề cập trong ngữ cảnh cũng như dễ dàng hơn trong việc hình dung các tính chất, đặc điểm hay trạng thái của đối tượng được nhắc đến trong câu.

Ví dụ: 

  • Các tính từ chỉ phẩm chất: tốt, hèn hạ, tốt bụng, xởi lởi,…
  • Các tính từ chỉ màu sắc: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím,….
  • Các tính từ chỉ kích thước: ngắn, dài, cao, thấp, rộng, hẹp,…

Tham khảo bài viết Tính từ là gì? để tìm hiểu kĩ hơn về dạng từ vựng này nhé!

Trả lời câu hỏi: Câu 1 | Trang 130 SGK Ngữ văn 9 – Tập 2 

Trong những từ in đậm dưới đây, từ ngữ nào là danh từ, từ nào là động từ và từ nào là tính từ?

soan-bai-tong-ket-ve-ngu-phap-1

Gợi ý:

  • Danh từ: lần (a) , lăng | làng (c) 
  • Động từ: đọc (a) , nghĩ ngợi | phục dịch (b), đập (c)
  • Tính từ: hay (a) , đột ngột (d) , phải | sung sướng (e)

Trả lời câu hỏi: Câu 2 | Trang 130 SGK Ngữ văn 9 – Tập 2 

Hãy thêm các từ đã cho sau đây vào trước những từ thích hợp với chúng trong ba cột bên dưới. Cho biết mỗi từ trong ba cột đó thuộc loại từ loại nào.

a) các, những, một

b) hãy, vừa, đã

c) rất, quá, hơi

Gợi ý:

| rất, hơi, quá | hay

| hãy, đã, vừa | đọc

| những, các, một | lần

| hãy, đã, vừa | nghĩ ngợi

| những, các, một | cái (lăng)

| hãy, đã, vừa | phục dịch

| những, các, một | làng

| hãy, đã, vừa | đập

| rất, hơi, quá | đột ngột

| những, các, một | ông giáo

| rất, hơi, quá | phải

| rất, hơi, quá | sung sướng

  • Các từ đứng sau | những, các, một | là những từ thuộc loại từ vựng danh từ (hoặc loại từ).
  • Đứng sau | hãy, đã, vừa | là những từ thuộc từ vựng là động từ
  • Đứng sau | rất, hơi, quá | là những từ thuộc loại từ vựng tính từ.

Trả lời câu hỏi: Câu 3 | Trang 131 SGK Ngữ văn 9 – Tập 2 

Từ những kết quả làm được từ bài tập 1 và bài tập 2, em hãy cho biết danh từ có thể đứng sau các từ ngữ nào, động từ có thể đứng sau những từ ngữ nào và tính từ có thể đứng sau những từ ngữ nào trong số các từ ngữ trên

Gợi ý:

  • Danh từ có thể đứng phía sau | những, các, một |
  • Động từ có thể đứng phía sau | hãy, đã, vừa |
  • Tính từ có thể đứng phía sau | rất, hơi, quá |

Trả lời câu hỏi: Câu 4 | Trang 131 SGK Ngữ văn 9 – Tập 2 

Điền vào bảng theo mẫu các từ có thể kết hợp được với danh từ, động từ và tính từ vào các ô để trống.

Gợi ý:

 

 

Ý nghĩa khái quát của các từ loại

 

Khả năng kết hợp

 

Kết hợp về phía trước

 

Từ loại

 

Kết hợp về phía sau

 

Chỉ sự vật (người, hiện tượng, vật,  khái niệm,..)

 

những, một, các

 

Danh từ

 

này, kia, nọ, ấy,…

Các từ chỉ đặc điểm tính chất mà danh từ biểu thị

Chỉ các hoạt động trạng thái của sự vật  

hãy, đã, vừa

 

Động từ

được, ngay,..

Các từ ngữ chỉ phương hướng, thời gian, địa điểm. 

Chỉ các đặc điểm, tính chất của sự vật, trạng thái, hoạt động.  

rất, hơi, quá

 

Tính từ

quá lắm, cực kì,…

Các từ ngữ chỉ so sánh, phạm quy

Trả lời câu hỏi: Câu 5 | Trang 131 SGK Ngữ văn 9 – Tập 2 

Trong các đoạn trích sau đây, những từ được in đậm vốn thuộc loại từ nào và  chúng được dùng ở đây như từ thuộc từ loại nào?

soan-bai-tong-ket-ve-ngu-phap-2

Gợi ý:

a) tròn vốn là tính từ nhưng ở đây được sử dụng như động từ.

b) lí tưởng vốn là danh từ nhưng ở đây được sử dụng như tính từ.

c) băn khoăn vốn là tính từ nhưng ở đây được sử dụng như danh từ

 

II- CÁC LOẠI TỪ KHÁC

Kiến thức trọng tâm

1. Số từ

Số từ là những từ dùng để chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. 

Ví dụ: sáu, một, bảy,…

2. Đại từ

Đại từ là một từ được sử dụng để thay thế cho một đại từ hoặc một danh từ khác.

Ví dụ: tôi, chị, anh, em, bác, ấy, ông, chúng em, chúng tôi, chúng ta,…..

3. Lượng từ

Lượng từ là những từ dùng để chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.

Ví dụ: những, các, cả mấy,…

4. chỉ từ

Chỉ từ là những từ sử dụng để trỏ vào sự vật với mục đích xác định vị trí của sự vật trong không gian, thời gian.

Ví dụ: đây,  ấy, đấy,…

5. Phó từ

Phó từ là những từ chuyên được dùng đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung thêm ý nghĩa cho động từ và tính từ.

Ví dụ: Vẫn, rất, chưa, thật, lắm, … 

6. Quan hệ từ

Quan hệ từ là từ dùng để nối các câu hoặc  các từ ngữ với mục đích thể hiện mối quan hệ giữa những câu ấy hoặc  những từ ngữ ấy với nhau. 

Ví dụ: và, hay, với, hoặc, mà, thì, nhưng, của, ở, tại, như, bằng, để, về..

7. Trợ từ

Trợ từ là những từ chuyên được dùng đi kèm một từ ngữ trong câu nhằm nhấn mạnh hoặc thể hiện thái độ đánh giá sự việc, sự vật được nhắc đến ở từ ngữ đó.

Ví dụ: những, chính, có, đích, ngay,…

8. Tình thái từ

Tình thái từ là những từ được thêm vào trong câu nhằm cấu tạo nên câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến và để thể hiện các sắc thái tình cảm của người nói. 

Ví dụ: à, đi, hử, thay, à, sao, nhé,…

9. Thán từ

Thán từ là những từ được dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc được dùng để gọi đáp. 

Ví dụ: a, ơ, ái, ô hay, này, ơi,…

Trả lời câu hỏi: Câu 1 | Trang 132 SGK Ngữ văn 9 – Tập 2 

Hãy sắp xếp những từ được in đậm trong những câu sau đây vào các cột thích hợp theo bảng dưới ở dưới:

soan-bai-tong-ket-ve-ngu-phap-3

Gợi ý:

Số từ Đại từ Lượng từ Chỉ từ Phó từ Quan hệ từ Trợ từ Tình thái từ

Thán từ

ba, năm tôi, bao nhiêu, bao giờ, bao giờ những ấy, đâu,.. đã, mới, đã đang, ở, của, nhưng, như chỉ, cả, ngay, chỉ hả trời ơi

Trả lời câu hỏi: Câu 2 | Trang 133 SGK Ngữ văn 9 – Tập 2 

Hãy tìm các từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo nên câu nghi vấn. Cho biết những từ ngữ ấy thuộc loại từ nào.

Gợi ý:

Những từ chuyên được dùng ở cuối câu để tạo nên câu nghi vấn là: ư, hử, à, hở, hả,… => Các từ ngữ ấy là tình thái từ

 

III. CỤM TỪ

Kiến thức trọng tâm

Cụm từ là đơn vị cú pháp bé nhất do các từ kết hợp lại với nhau tạo thành. Nó là những tổ hợp từ gồm hai từ trở lên, trong đó sẽ có ít nhất là một thực từ. 

Ví dụ: bố và mẹ; nghịch ngợm nhưng lại thông minh; ánh đèn bên kia đường;….

Trả lời câu hỏi: Câu 1 | Trang 133 SGK Ngữ văn 9 – Tập 2 

Tìm phần trung tâm của những cụm từ in đậm sau đây. Chỉ ra những dấu hiệu cho thấy đó chính là cụm danh từ.

soan-bai-tong-ket-ve-ngu-phap-4

Gợi ý:

a) Trung tâm của các cụm từ “ảnh hưởng, lối sống, nhân cách”. Các dấu hiệu nhận biết là có những lượng từ đứng trước: những, một.

b) Trung tâm của các cụm từ ”ngày (khởi nghĩa)”. Dấu hiệu là từ những.

c) Trung tâm của các cụm từ Tiếng (cười nói). Dấu hiệu là có thể thêm từ những vào trước.

Trả lời câu hỏi: Câu 2 | Trang 133 SGK Ngữ văn 9 – Tập 2 

Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm sau đây. Chỉ ra các dấu hiệu cho thấy đó chính là cụm động từ.

soan-bai-tong-ket-ve-ngu-phap-5

Gợi ý:

a) Trung tâm của các cụm từ là: “đến, chạy, ôm”. Dấu hiệu là các từ đã, sẽ, sẽ.

b)  Trung tâm của các cụm từ là: “lên (cải chính)”. Dấu hiệu là từ vừa.

Trả lời câu hỏi: Câu 3 | Trang 133 SGK Ngữ văn 9 – Tập 2 

Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm. Chỉ ra các yếu tố phụ đi kèm với nó.

soan-bai-tong-ket-ve-ngu-phap-6

Gợi ý:

Trung tâm của các cụm từ là:

  • (a): Việt Nam (vốn là danh từ nhưng được sử dụng như tính từ), bình dị, Việt Nam (vốn là danh từ nhưng được sử dụng như tính từ), phương Đông (vốn là cụm danh từ nhưng được sử dụng như tính từ), mới, hiện đại.
  • (b): êm ả
  • (c): phong phú, phức tạp, sâu sắc

Dấu hiệu để nhận biết các cụm từ này là các cụm tính từ: rất (a), có thể thêm từ rất vào trước phần trung tâm của (b, c).

 

Trên đây là nội dung chi tiết của tài liệu hướng dẫn Soạn bài Tổng kết về ngữ pháp HOCMAI gửi đến các em. Mòng rằng bài viết sẽ là tài liệu tham khảo tuyệt vời giúp các em nắm vững kiến thức và hoàn thành tốt phần soạn văn của mình.