TỐI ƯU HOÁ HỌC LỰC CỦA TRẺ BẰNG VIỆC CÂN BẰNG DINH DƯỠNG

0
837

Trí thông minh của trẻ là 70% di truyền, 30% là từ môi trường sống. Trong đó, dinh dưỡng cũng đóng vai trò không nhỏ giúp trẻ tối ưu hoá trí thông minh.

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Ngày nay, mặc dù nhiều bố mẹ hiểu điều này nhưng do gặp khó khăn trong việc phát hiện ra sự thừa hoặc thiếu chất ở trẻ nên không phải ai cũng biết để cân bằng dinh dưỡng, giúp con phát triển tốt hơn. Đây là lý do khiến hầu hết trẻ em bị mất cân bằng dinh dưỡng nhưng chưa được bổ sung đúng cách.

Những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bố mẹ tìm ra giải pháp cân bằng dinh dưỡng, tối ưu hóa trí thông minh để con học hành tiến bộ mỗi ngày.

I. Vai trò của dinh dưỡng đối với hoạt động trí não của trẻ 

Không chỉ là một trong những yếu tố môi trường quan trọng nhất đối với sự phát triển trí não của thai nhi, dinh dưỡng còn là thành phần thiết yếu trong suốt những năm đầu đời và giai đoạn tuổi dậy thì của trẻ. Chính vì vậy, sự cân bằng hợp lý các chất dinh dưỡng sẽ giúp rất nhiều cho trẻ trong việc phát triển não bộ và nhận thức.

Theo Georgieff MK, chuyên gia dinh dưỡng, trưởng Khoa Nhi và Phát triển Trẻ em thuộc Trường Đại học Y Minnesota, Minneapolis, MN: “Việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng như sắt và iốt có thể làm giảm sự phát triển nhận thức và vận động của trẻ. Tương tự như vậy, DHA, một axit béo thiết yếu là thành phần quan trọng của quá trình sản xuất chuyên sâu các khớp thần kinh, vô cùng quan trọng trong giai đoạn học hỏi và phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, nhiều chất dinh dưỡng khác như choline, axit folic và kẽm cũng liên quan mật thiết đến các hoạt động của não bộ”.

Như vậy, những gì trẻ ăn trực tiếp hàng ngày đều có ảnh hưởng lớn đến chức năng và sự phát triển của trí não. Vì vậy, bố mẹ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ để giúp con tăng cường sức khỏe của não bộ cũng như chức năng nhận thức.

II. Các chất dinh dưỡng thiết yếu trong chế độ ăn hàng ngày để giúp trẻ học tập tốt hơn

1. Những thực phẩm tốt cho việc phát triển trí não của trẻ

Giai đoạn ấu thơ là thời kỳ phát triển thần kinh và nhận thức tốt nhất của con người. Trong khi đó, những gì trẻ ăn vào đều có ảnh hưởng mạnh mẽ để sự phát triển trí não. Những thực phẩm giàu các dinh dưỡng thiết yếu sau đây rất cần cho chế độ ăn của trẻ để tăng cường trí não, giúp con học tập tốt hơn.

Trứng
Trứng giàu protein giúp thúc đẩy sự phát triển trí não và khả năng tập trung của trẻ. Ngoài ra, lòng đỏ trứng giàu vitamin B-complex choline, một chất có liên quan đến việc cải thiện chức năng thần kinh.

Sữa chua Hy Lạp
Sữa chua Hy Lạp chứa chất béo có thành phần protein nhiều hơn các loại sữa chua khác. Đây là nguồn chất béo lành mạnh có tác động đến sự giao tiếp giữa các tế bào não, thúc đẩy khả năng gửi và nhận thông tin của các tế bào này.

Cải bó xôi
Cải bó xôi (bina) và cải xoăn chứa nhiều folate, vitamin và chất chống oxy hóa, giúp thúc đẩy sự phát triển của các tế bào não mới. Bên cạnh đó, các loại rau xanh này cũng rất giàu vitamin K, C, E và axit folic, tất cả các chất này đều giúp cải thiện chức năng nhận thức để giúp trẻ học tập tốt hơn.


Cá giàu vitamin D và omega-3 nên được coi là loại thực phẩm tuyệt vời cho trí não. Cả vitamin D và omega-3 đều bảo vệ não khỏi bệnh mất trí nhớ đồng thời tăng khả năng hoạt động của não bộ. Cá hồi, cá ngừ, cá mòi là những nguồn cung cấp omega-3 tuyệt vời mà bố mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn hàng tuần cho trẻ.

Các loại hạt
Các loại hạt chứa nhiều protein, axit béo, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của não bộ. Đặc biệt, hạt óc chó có hàm lượng DHA cao, giúp thúc đẩy sự phát triển nhận thức ở trẻ và ngăn ngừa sự suy giảm nhận thức do tuổi tác khi về già. Ngoài ra, hạnh nhân và hạt mắc ca cũng rất giàu axit omega-3 tốt cho trí não mà bố mẹ nên bổ sung cho trẻ.

Bên cạnh việc bổ sung những thực phẩm giàu dưỡng chất thiết yếu cho việc phát triển trí não của trẻ thì bố mẹ cũng cần hạn chế cho con ăn các loại thực phẩm gây hại sau đây:

2. Các thực phẩm gây hại cho việc phát triển trí não của trẻ

Thực phẩm chế biến sẵn

Hầu hết các loại thực phẩm chế biến sẵn bao gồm thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp đều chứa chất béo không bão hòa đa. Chất béo chuyển hoá có thể gây ra phản ứng viêm trong mô não, dẫn đến tổn thương tế bào não.

Thực phẩm có nhiều chất béo chuyển hoá bao gồm dầu hướng dương, dầu cây rum và dầu ngô. Những loại dầu này thường được tìm thấy trong thực phẩm chiên sẵn, nước sốt trộn salad và bơ thực vật.

Bánh kẹo ngọt và nước ngọt đóng chai

Trẻ hấp thụ quá nhiều đường có thể dẫn đến kháng insulin, gây mất cân bằng lượng glucose trong máu. Nồng độ glucose cao trong máu có thể gây bất lợi cho sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ. Do đó, bố mẹ nên hạn chế cho con ăn các loại bánh quy, bánh ngọt, kẹo và uống nước ngọt đóng chai.

Trẻ hấp thụ quá nhiều đường có thể dẫn đến kháng insulin, gây mất cân bằng lượng glucose trong máu. Nồng độ glucose cao trong máu có thể gây bất lợi cho sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ, nguy cơ béo phì cùng nhiều loại bệnh khác ảnh hưởng đến não bộ nói riêng cũng như sức khỏe của trẻ nói chung. Do đó, bố mẹ nên hạn chế cho con ăn các loại bánh quy, bánh ngọt, kẹo và uống nước ngọt đóng chai.

III. Vì sao cần cân bằng chất dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ

Vai trò của dinh dưỡng đối với sự phát triển não bộ rất phức tạp. Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng sớm có thể làm giảm việc sản xuất tế bào não, từ đó gây ảnh hưởng đến kích thước và độ phức tạp của tế bào.

Ngoài ra, sự thiếu hụt chất dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến các quá trình hóa học phức tạp của não và có thể dẫn đến việc giao tiếp kém hiệu quả giữa các tế bào não.

Như vậy, tất cả sự thiếu hụt chất dinh dưỡng đều ảnh hưởng đến sự phát triển của não và chức năng nhận thức của trẻ. Do đó, bố mẹ cần chú ý tới việc cân bằng dinh dưỡng cho trẻ sớm để giúp con phát triển não bộ tối ưu. Vậy làm thế nào biết được trẻ đang bị thiếu hụt chất gì để bổ sung kịp thời cho con? Bố mẹ có thể đi tìm giải pháp ở phần tiếp theo.

IV. Làm thế nào biết được trẻ bị thiếu hụt chất gì để cân bằng kịp thời?

1. Quan sát bằng mắt thường

Cha mẹ có thể phát hiện trẻ đang thiếu hụt một số chất bằng mắt thường thông qua các dấu hiệu dễ nhận biết như:

  • Thiếu sắt: Trẻ thường có da xanh, mệt mỏi, không tập trung
  • Thiếu canxi: Trẻ hay đổ mồ hôi trộm, chuột rút
  • Thiếu iốt: Trẻ bị bướu cổ, phù nề chân tay

Đây là các chất dễ phát hiện khi trẻ bị thiếu hụt, tuy nhiên còn nhiều loại chất khác không thể phát hiện bằng mắt thường mà phải nhờ đến khoa học. Công nghệ giải mã gen có thể phát hiện sớm sự mất cân bằng dinh dưỡng ở trẻ, bố mẹ có thể tìm hiểu ở phần tiếp theo.

2. Giải mã gen giúp bố mẹ phát hiện ra trẻ đang bị thiếu hụt chất gì để cân bằng dinh dưỡng kịp thời

Gói giải mã gen G-Kid Care do công ty Genetica® của Mỹ phát triển có thể giúp bố mẹ phát hiện sớm sự mất cân bằng dinh dưỡng ở trẻ để giúp con bổ sung kịp thời thông qua việc phân tích 125 gen. Các báo cáo di truyền về thể chất của trẻ sẽ cho bố mẹ biết về các vấn đề mà con đang gặp phải bao gồm:

Chuyển hóa dinh dưỡng đa lượng (Nhóm tinh bột đường, Chất béo, Chất đạm)
Hành vi (Hướng ngoại, Tính kỷ luật, Bất ổn cảm xúc)
Trí thông minh (IQ, EQ, Khả năng nhận thức)
Nguy cơ sức khỏe (Nguy cơ béo phì)

Từ các kết quả phân tích và đề xuất của báo cáo của gói G-Kid care, bố mẹ sẽ hiểu rõ về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, từ đó có kế hoạch bổ sung chất dinh dưỡng phù hợp và kịp thời, giúp con phát triển trí não, tăng khả năng tập trung, nhận thức để tối ưu hóa học lực.

Trí thông minh và thể chất của trẻ 70% đến từ di truyền, 30% đến từ các yếu tố môi trường và trong số 30% đó thì dinh dưỡng đóng vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, rất nhiều trẻ em hiện nay bị mất cân bằng dinh dưỡng nhưng cha mẹ không biết hoặc biết nhưng không rõ con bị thiếu chất gì để bổ sung. Điều này gây ảnh hưởng đến khả năng tư duy và nhận thức, khiến trẻ khó phát huy được hết khả năng học tập của mình. Do đó, việc phát hiện sớm sự mất cân bằng dinh dưỡng ở trẻ có ý nghĩa lớn trong việc giúp con phát triển trí tuệ lẫn thể chất để cải thiện học lực.