Soạn bài tổng kết từ vựng – Phần I

0
1801
soan-bai-tong-ket-tu-vung-phan-1

Với mục đích cung cấp thêm các tài liệu hướng dẫn giúp ích cho các bạn học sinh trong quá trình học phần Tiếng Việt, chương trình Ngữ Văn 9, các bạn hãy cùng HOCMAI theo dõi bài soạn Tổng kết về từ vựng tại bài viết sau đây!

 

Tham khảo thêm:

Soạn bài sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Soạn bài luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

Soạn bài tập làm thơ 8 chữ

 

I. Soạn bài tổng kết từ vựng – Từ đơn, từ phức 

Câu hỏi 1 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 122)

Khái niệm từ đơn, từ phức? Phân loại các dạng từ phức:

Hướng dẫn giải:

Khái niệm từ đơn, từ phức

– Từ là đơn vị sẵn có trong ngôn ngữ, là đơn vị cấu tạo nên câu. 

– Từ đơn là từ chỉ có 1 tiếng có nghĩa tạo thành.

– Từ phức là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo thành. 

Các dạng từ phức:

 – Từ ghép là bộ phận con; bao gồm hai tiếng trở lên kết hợp cùng nhau. Từ ghép có quan hệ với nhau về nghĩa.

Ví dụ: nhà ở, vườn tược, giao thông,… 

– Từ láy là bô phận con của từ phức, bao gồm hai tiếng có quan hệ về âm tạo thành. Từ láy có quan hệ với nhau về âm. 

Câu hỏi 2 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 122)

Phân chia các từ được ghi trong sách giáo khoa: từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy? 

Ngặt nghèo, nho nhỏ, gật gù, bó buộc, giam giữ, tươi tốt, lạnh lùng, bọt bèo, đưa đón, xa xôi, cỏ cây, rơi rụng, nhường nhịn, mong muốn, lấp lánh

Hướng dẫn giải:

– Các từ ghép trong các từ trên là:  ngặt nghèo, nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh

– Các từ láy trong các từ trên là: giam giữ, đưa đón, bó buộc, nhường nhịn, tươi tốt, rơi rụng, bọt bèo, cỏ cây, mong muốn

Câu hỏi 3 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 123)

Từ láy nào sau đây có sự “giảm nghĩa”, “tăng nghĩa” so với tính chất, yếu tố gốc ban đầu? 

Trăng trắng, tươi tốt, bó buộc, sạch sành sanh, nho nhỏ, giam giữ, bọt bèo, xa xôi, cỏ cây, đưa đón, rơi rụng, nhường nhịn, mong muốn, lấp lánh,…

Hướng dẫn giải:

Các từ láy giảm nghĩa so với yếu tố ban đầu: 

– Trăng trắng: Hơi trắng 

– Đèm đẹp: Chưa tới mức đẹp, nhưng vẫn được coi là đẹp

– Nho nhỏ: Giảm nghĩa so với tính chất “nhỏ”

– Lành lạnh: Giảm nghĩa so với yếu tố “lạnh” 

– Nhấp nhô: Giảm nghĩa so với yếu tố “gập ghềnh”

– Xôm xốp: Giảm nghĩa so với yếu tố “xốp” 

Các từ láy tăng nghĩa so với yếu tố ban đầu: 

– Sạch sành sanh: Tăng nghĩa so với yếu tố “sạch”

– Sát sàn sạt: Tăng nghĩa so với yếu tố “sát”

II. Thành ngữ

Câu hỏi 1 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 123)

Khái niệm của thành ngữ?

Hướng dẫn giải:

– Là tập hợp từ tương đối ổn định. 

– Thành ngữ có tính văn học nhiều hơn so với tục ngữ.

– Thành ngữ biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. 

Câu hỏi 2 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 123)

Trong các tổ hợp từ dưới đây, đâu là cụm thành ngữ, đâu là tục ngữ? 

Giải thích nghĩa của thành ngữ, tục ngữ đó?

  1. a) gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
  2. b) đánh trống bỏ dùi
  3. c) chó treo mèo đậy
  4. d) được voi đòi tiên
  5. e) nước mắt cá sấu

Hướng dẫn giải:

a,

– “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”: tục ngữ.

– Ý nghĩa: Đúng với nghĩa đen của câu, khi con người ở cạnh người xấu thì sẽ học theo những thói xấu, khi ở cạnh người tốt sẽ noi theo những điều tốt. Hoàn cảnh và môi trường sống sẽ gây ảnh hưởng tới tính cách và phẩm chất của con người. 

b,

– “Đánh trống bỏ dùi”: thành ngữ.

– Ý nghĩa: Nghĩa đen chỉ những người đánh trống mà bỏ lại dùi, không làm nên việc. Trống và dùi đi đôi, phải có dùi mới đánh được trống, nhưng bỏ dùi thì đánh trống không kêu. Nghĩa bóng chỉ những người làm việc vô trách nhiệm, không tới nơi tới chốn.

c, 

– “Chó treo mèo đậy”: tục ngữ

– Ý nghĩa: Nghĩa đen là nhắc nhở thức ăn cần treo cao không để chó leo trèo lên ăn, cần đậy cẩn thận không để mèo vờn, lục. Nghĩa bóng có nghĩa nhắc nhở con người cần luôn cảnh giác, tìm những cách phù hợp để giữ lấy tài vật, của cải không để bị kẻ xấu, kẻ gian cướp mất. 

d, 

– “Được voi đòi tiên”: thành ngữ

– Ý nghĩa: Nhắc nhở con người không được tham lam, đứng núi này trông núi nọ. Khi có cái này lại muốn đòi thêm cái khác, hành động đó là không được. 

e,

– “Nước mắt cá sấu”: thành ngữ

– Ý nghĩa: Cá sấu không chảy nước mắt. Do vậy câu này có nghĩa chỉ những người có cảm xúc hời hợt, giả tạo. Đó là biểu hiện giả dối, không thành thật của những kẻ đạo đức giả.

Câu hỏi 3 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 123)

Tìm hai thành ngữ chỉ thực vật, hai thành ngữ chỉ động vật.

Giải thích ý nghĩa và đặt câu với chúng?

Hướng dẫn giải

Hai câu thành ngữ chỉ động vật

– Trứng khôn hơn vịt: Chỉ quả trứng chưa nở nhưng lại đòi khôn hơn vịt. Nghĩa bóng chỉ những người trẻ tuổi và non nớt mà hay tỏ vẻ hiểu biết, khôn ngoan hơn người lớn tuổi.

– Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ: Nghĩa bóng chỉ sự yêu thương, tinh thần nhân ái, sự đoàn kết và sẻ chia của một tập thể. 

Đặt câu: 

– Người trẻ tuổi đừng có mà trứng khôn hơn vịt, mới thành công được vài dự án mà đã bỏ lời bề trên lên tận mây xanh. 

– Tinh thần tương thân tương ái của tập thể lớp 10A với bạn Thành đúng nghĩa của câu “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, mọi người học theo nhé. 

Hai câu thành ngữ chỉ thực vật

– Cây ngay không sợ chết đứng: Nghĩa bóng chỉ những người ngay thẳng, trung trực chẳng bao giờ phải sợ những lời gièm pha, vu oan, giá họa của người đời. 

– Tre non dễ uốn: Ý chỉ nên dạy dỗ con trẻ từ thuở còn nhỏ, bởi trẻ nhỏ dễ dạy như búp măng (tre non) dễ uốn.

Đặt câu:

– Ông bà ta thường khuyên phải sống ngay thẳng, trung thực, xứng với tinh thần “cây ngay không sợ chết đứng”. 

– Khi bé còn nhỏ, nên dạy bé những bài học giao tiếp trong thời kỳ này vì tre non dễ uốn, không để bé lớn và hình thành tính cách xấu.

Câu hỏi 4 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 123)

Đưa ra hai bằng chứng việc sử dụng thành ngữ trong văn học. 

Hướng dẫn giải

– Tác phẩm Chí Phèo – Nam Cao: 

“… Ngoài mặt tử tế với nhau, nhưng thật ra trong bụng lúc nào cũng muốn cho nhau lụn bại để cưỡi lên đầu lên cổ.

– Bài thơ Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương

Bảy nổi ba chìm với nước non”

III. Nghĩa của từ

Câu hỏi 1 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 123)

Khái niệm nghĩa của từ? 

Hướng dẫn giải

Nghĩa của từ chỉ những nội dung, như sự vật, tính chất, hoạt động, hay quan hệ mà từ biểu thị.

Câu hỏi 2 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 123)

Đọc 4 cách hiểu về nghĩa của từ. Chọn ra cách hiểu đúng.

Hướng dẫn giải

– Nghĩa của từ mẹ là “người phụ nữ, có con, nói trong quan hệ với con” là cách hiểu đúng.

– Nghĩa của từ mẹ có sự khác biệt với từ bố ở phần “người phụ nữ, có con” là cách hiểu không phù hợp. 

– Nghĩa của từ mẹ trong hai câu “Mẹ em rất hiền” và “Thất bại là mẹ thành công” là không đổi: Đây là cách hiểu sai.

– Nghĩa từ mẹ không có phần chung với nghĩa từ bà là cách hiểu sai. 

Câu hỏi 3 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 123 -124)

Đọc hai cách giải thích về độ lượng.

Cách giải thích nào là đúng? Tại sao cách giải thích đó đúng?  

Hướng dẫn giải

– Cách giải thích (a): độ lượng tức là đức tính rộng lượng, dễ thông cảm với những người mắc sai lầm, dễ tha thứ. 

– Đây là cách giải thích sai vì ta không thể dùng cụm danh từ để giải thích cho tính từ “độ lượng”. 

– Cách giải thích (b): độ lượng tức là rộng lượng, dễ thông cảm với những người mắc sai lầm và dễ tha thứ.

– Đây là cách giải thích đúng. Với tính từ “độ lượng”, cần dùng tính từ để giải thích.

IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ 

Câu hỏi 1 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 124)

Khái niệm từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Hướng dẫn giải

Từ nhiều nghĩa:

– Từ nhiều nghĩa chỉ những từ có nhiều nghĩa. Nghĩa của từ không chỉ biểu thị một nội dung mà biểu thị nhiều nội dung khác nhau. 

Hiện tượng chuyển nghĩa của từ:

– Chuyển nghĩa là hiện tượng từ ngữ thành đổi nghĩa, tạo ra từ nhiều nghĩa. 

– Từ nhiều nghĩa bao gồm nghĩa gốc và nghĩa chuyển.

– Nghĩa gốc tức là nghĩa của từ xuất hiện từ đầu, là cơ sở nền móng để hình thành nghĩa chuyển. 

– Nghĩa chuyển là nghĩa của từ được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. 

Câu hỏi 2 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 124)

Đọc hai câu thơ trích trong tác phẩm “Truyện Kiều”, Nguyễn Du. 

Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Đây có phải hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa không?

Hướng dẫn giải

– Từ “hoa” trong thềm hoa, lệ hoa được dùng với nghĩa chuyển.

– Nghĩa của từ hoa trong cả hai trường hợp đều là thể hiện vẻ đẹp, sự sang trọng và tinh khiết. 

– Đây không được coi là hiện tượng chuyển nghĩa, gây xuất hiện từ nhiều nghĩa do từ “thềm hoa, lệ hoa” chỉ mang nghĩa tạm thời, được hiểu trong câu thơ. 

– Đặt trong trường hợp khác, từ hoa này có thể gây khó hiểu cho người đọc. 

V. Từ đồng âm 

Câu hỏi 1 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 124)

Nêu khái niệm từ đồng âm? 

Phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm?

Hướng dẫn giải

– Từ đồng âm là những từ có phát âm giống nhau, nhưng nghĩa hoàn toàn khác biệt. 

Sự khác biệt giữa từ đồng âm với từ nhiều nghĩa:

– Từ đồng âm: chỉ những từ có cách phát âm, có hình thức về âm thanh giống nhau; nghĩa của từ hoàn toàn khác nhau, không có sự liên hệ. 

– Từ nhiều nghĩa: chỉ những từ có nghĩa liên quan tới nhau. 

Câu hỏi 2 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 124)

Trong hai đoạn trích (a) và (b), trường hợp nào là từ nhiều nghĩa và trường hợp nào là từ đồng âm?

Giải thích ý nghĩa?

Hướng dẫn giải

a, Từ “Lá” trong câu thơ và câu văn: 

– Trong trường hợp này, từ “Lá” là từ nhiều nghĩa. 

– “Lá” trong “ Lá xa cành – Lá không còn màu xanh” mang nghĩa gốc: Là bộ phận của thực vật, sử dụng để quang hợp và hô hấp cho cây. 

– “Lá” trong “lá phổi” mang nghĩa chuyển của từ “lá” phía trên: Là bộ phận của con người, sử dụng để hô hấp.

b, Từ “đường” trong câu thơ và câu văn: 

– Trong trường hợp này, từ “Đường” là từ đồng âm. 

– “Đường” trong “Đường ra trận” chỉ lối đi tới chiến trường, tới miền Nam ruột thịt. 

– “Đường” trong “đường này ngọt” chỉ kết tinh vị ngọt từ mía hoặc củ cải đường. 

– Nghĩa của hai từ “đường” không hề liên quan tới nhau.  

VI. Từ đồng nghĩa

Câu hỏi 1 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 125)

Nêu khái niệm từ đồng nghĩa?     

Hướng dẫn giải

– Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa của từ giống nhau hoặc gần giống nhau. 

Câu hỏi 2 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 125)

Đọc 4 cách hiểu về từ đồng nghĩa dưới đây. Cách hiểu nào đúng?

Hướng dẫn giải

– Cách hiểu (a) sai vì đồng nghĩa là hiện tượng có trong rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới.

– Cách hiểu (b) sai vì đồng nghĩa có thể xảy ra giữa hai hoặc ba từ, thậm chí nhiều hơn ba từ.

– Cách hiểu (c) sai vì đồng nghĩa có thể là đồng nghĩa không hoàn toàn, tức là từ đồng nghĩa có ý nghĩa gần giống nhau.

– Cách hiểu (d) đúng vì từ đồng nghĩa có thể thay thế, đổi chỗ trong một số trường hợp. Còn lại đa số các trường hợp từ vựng là đồng nghĩa không hoàn toàn, không thể thay thế nhau được. 

Câu hỏi 3 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 125)

Đọc câu văn trong Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tại sao từ xuân được dùng để thay thế cho từ tuổi? Việc thay thế này có tác dụng gì?

Hướng dẫn giải

– Từ “xuân” trong “70 xuân” do Hồ Chủ tịch viết mang nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ. 

– Từ “xuân” theo nghĩa gốc ban đầu vốn để chỉ một khoảng thời gian trong năm, là mùa đâm chồi nảy lộc. 

– Từ “xuân” được chuyển nghĩa qua phương thức hoán dụ do đã lấy một bộ phận ý nghĩa gốc thay cho toàn thể. Xuân ám chỉ mùa xuân mà Người đã trải qua, cũng chỉ khoảng thời gian Hồ Chủ tịch sống và làm việc. 

– Thay từ “xuân” cho từ “tuổi” giúp Bác Hồ giảm nhẹ tính nghiêm trọng của văn bản – Di chúc, cho thấy tinh thần lạc quan dí dỏm, bởi mùa xuân đại diện cho sự tươi trẻ và sức sống. 

VII. Từ trái nghĩa

Câu hỏi 1 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 125)

Nêu khái niệm từ trái nghĩa?

Hướng dẫn giải

– Từ trái nghĩa là những cặp từ hoàn toàn trái ngược nhau về nghĩa của từ.

Câu hỏi 2 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 125)

Các cặp từ nào sau đây là cặp từ trái nghĩa?

Ông-bà, xấu-đẹp, xa-gần, voi-chuột, chó-mèo, thông minh-lười, giàu-khổ, rộng-hẹp.

Hướng dẫn giải

Các từ không phải từ trái nghĩa: 

– Ông – bà:  là cặp đôi đi cùng nhau.

– Voi – chuột: là cặp con vật có hình thể to – nhỏ khác nhau.

– Chó – mèo: là cặp con vật nuôi trong nhà hoặc hai động vật khác loài.

– Thông minh – lười: cặp từ này không có ý nghĩa trái ngược hoàn toàn.

– Giàu – khổ: cặp từ này không có ý nghĩa trái ngược hoàn toàn.

Các cặp từ trái nghĩa: 

– Xấu – đẹp: Chỉ tính chất về mặt thẩm mỹ, có sự đối lập giữa xấu và đẹp. 

– Xa – gần: chỉ tính chất khoảng cách, có sự đối lập giữa xa và gần.

– Rộng – hẹp: Chỉ tính chất về không gian, có sự đối lập giữa rộng và hẹp.

Câu hỏi 3 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 125)

Các cặp từ trái nghĩa: sống – chết, yêu – ghét, cao – thấp, chiến tranh – hòa bình, chẵn – lẻ, già – trẻ , nông – sâu, giàu – nghèo. 

Chia thành hai nhóm: Nhóm 1 sống chết; Nhóm 3 già trẻ. 

Các cặp từ trái nghĩa còn lại thuộc nhóm nào?

Có thể xếp những cặp từ trái nghĩa này thành hai nhóm: nhóm 1 như sống – chết (không sống có nghĩa là đã chết, không chết có nghĩa là còn sống), nhóm 2 như già – trẻ (không già không có nghĩa là trẻ, không trẻ không có nghĩa là già). Hãy cho biết mỗi cặp từ trái nghĩa còn lại thuộc nhóm nào.

Hướng dẫn giải

– Nhóm 1 có cặp từ trái nghĩa sống – chết: Đây là khái niệm loại trừ nhau. Chỉ có một thứ tồn tại, vì không sống thì chết, không chết thì còn sống.

– Cặp từ trái nghĩa cùng nhóm với sống – chết: chiến tranh – hòa bình; chẵn – lẻ.

– Nhóm 2 có cặp từ trái nghĩa già – trẻ. Đây là khái niệm đối lập nhau. Khi không già thì có thể trẻ hoặc không, không trẻ thì không có nghĩa là già. 

– Cặp từ trái nghĩa cùng nhóm với già – trẻ: yêu – ghét, cao – thấp, nông – sâu, giàu – nghèo.

VIII. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

Câu hỏi 1 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 126)

Khái niệm cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ?:

Hướng dẫn giải

Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ được giải thích bằng sự hẹp hay rộng hơn của nghĩa từ ngữ này so với nghĩa từ ngữ khác.

Câu hỏi 2 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 126)

Điền vào ô trống trong sơ đồ. Giải thích nghĩa của từ trong ô trống bằng cách sử dụng nghĩa của từ rộng để giải thích cho nghĩa của từ hẹp.

Hướng dẫn giải

Các từ trong ô trống lần lượt là: 

– Trong “từ” chia ra thành “từ đơn” và “từ phức”

– Trong “từ phức” chia ra thành “từ ghép”“từ láy”

– Trong “từ ghép” chia ra thành “từ ghép đẳng lập”“từ ghép chính phụ”

– Trong “từ láy” chia ra thành “từ láy bộ phận”“từ láy hoàn toàn”

– Trong “từ láy bộ phận” chia ra thành “từ láy âm”“từ láy vần”

Giải thích: 

– Từ phức là từ tạo nên nhờ 2 tiếng hoặc 3 tiếng trở lên kết hợp với nhau. 

– Từ ghép là từ phức đặc biệt, tạo nên nhờ 2 tiếng có liên hệ về nghĩa với nhau.

– Từ ghép đẳng lập là từ ghép do 2 từ cấu tạo nên, mang ý nghĩa và vị trí ngang hàng, không phân biệt chính phụ. 

– Từ ghép chính phụ là tù ghép có 2 từ chính và phụ bổ sung cho nhau, chính đứng trước phụ.

– Từ láy là từ phức đặc biệt, cấu tạo từ 2 tiếng có liên hệ với nhau về âm hoặc về vần.

– Từ láy hoàn toàn là từ láy giống nhau toàn bộ về phần âm, dùng để nhấn mạnh sự vật, sự việc.

– Từ láy bộ phận là từ láy giống nhau về phần âm hoăc phần vần.

– Từ láy âm là từ láy được cấu tạo thành do hai từ có phần âm lặp lại giống nhau. 

– Từ láy vần là từ láy được cấu tạo thành do hai từ có phần vần lặp lại giống nhau.

IX. Trường từ vựng

Câu hỏi 1 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 126)

Khái niệm trường từ vựng?

Hướng dẫn giải

Trường từ vựng được coi là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

 

Câu hỏi 2 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 126)

Đọc đoạn trích trong Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Cách dùng từ trong đoạn trích độc đáo ở đâu? 

Hướng dẫn giải

Các từ được dùng trong đoạn trích “Tuyên ngôn độc lập” có cùng trường từ vựng: 

– Yêu nước, thương nòi: Chỉ tình yêu tổ quốc mãnh liệt, dùng để khơi dậy tinh thần của toàn dân, tố cáo những tội ác của thực dân. 

– Tắm, bể: có cùng tính chất, được dùng nhằm tăng sức biểu cảm trong câu nói và nhấn mạnh những tội ác của bè lũ thực dân. 

Trên đây là Soạn bài Tổng kết về từ vựng do HOCMAI tổng hợp. HOCMAI mong rằng chuỗi bài hướng dẫn Soạn văn 9 góp phần giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu tham khảo cho quá trình thi và học tập hiệu quả hơn.Chúc các bạn học tập hiệu quả, ôn tập tốt khi học tập môn Ngữ Văn 9!