Đề cương Sinh 8 ôn thi học kì 1

0
839
on-thi-sinh-hoc-ki-1-lop-8

 

A. CÁC KIẾN THỨC TRỌNG TÂM ĐỀ CƯƠNG SINH 8 ÔN THI HỌC KÌ 1

I. Khái quát về cơ thể người

1. Cấu tạo cơ thể người

cau-tao-co-the-nguoi

2. Tế bào

3. Mô

4. Phản xạ

II. Kiến thức chung về hệ vận động

1. Bộ xương

2. Cấu tạo và tính chất của xương

cau-tao-va-tinh-chat-cua-xuong

3. Cấu tạo, tính chất của cơ – Hoạt động co cơ

 

 

III. Kiến thức chung về hệ tuần hoàn

1. Máu và môi trường trong cơ thể

2. Bạch cầu – Miễn dịch

  • Các bạch cầu có chức năng tham gia bảo vệ cho cơ thể bằng những cơ chế:
    • Thực bào
    • Tạo ra kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên
    • Phá hủy các tế bào trong cơ thể đã bị nhiễm bệnh.
  • Miễn dịch là khả năng cơ thể không còn bị mắc một căn bệnh nào

 

3. Đông máu và nguyên tắc truyền máu

  • Đông máu là một cơ chế giúp bảo vệ cơ thể chống lại sự mất máu.
  • Trước khi truyền máu cần phải làm các xét nghiệm để có thể lựa chọn loại máu truyền cho phù hợp nhất.

 

4. Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết

  • Hệ tuần hoàn máu: gồm tim, hệ mạch tạo vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.
  • Hệ bạch huyết gồm: phân hệ lớn và phân hệ nhỏ.
  • Hệ bạch huyết cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong của cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể.

5. Tim và mạch máu

 

IV. Kiến thức chung về hệ hô hấp

1. Hô hấp và các cơ quan hô hấp

2. Hoạt động hô hấp

 

V. Kiến thức về tiêu hóa

1. Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa

2. Tiêu hóa ở khoang miệng

3. Tiêu hóa ở dạ dày

  • Thức ăn ở dạ dày được làm nhuyễn và đảo trộn cho thấm đều dịch vị, loại thức ăn protein được phân cắt một phần. Thức ăn sau đó được đẩy dần từng đợt xuống ruột non.

4. Tiêu hóa ở ruột non

  • Thức ăn ở ruột non được biến đổi tiếp về mặt hóa học là chủ yếu.
  • Các loại enzim (gluxit, lipid, protein) phân giải các phân tử phức tạp của thức ăn thành các chất dinh dưỡng có thể hấp thụ được (đường đơn, glixerin và axit béo, axit amin).

5. Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân

 

VI. Kiến thức về trao đổi chất và năng lượng

  • Sự trao đổi chất diễn ra ở 2 cấp độ:
    • Cấp độ cơ thể.
    • Cấp độ tế bào.
  • Quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng diễn ra ở tế bào bao gồm hai mặt là: đồng hóa và dị hóa.
  • Quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng được điều hòa bằng hai cơ chế: thần kinh và thể dịch.
  • Thân nhiệt người luôn ổn định vì cơ thể người có các cơ chế điều hòa thân nhiệt.
  • Vitamin và muối khoáng tuy không cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng không thể thiếu trong khẩu phần ăn uống. Sự thiếu hụt vitamin và muối khoáng sẽ dẫn tới rối loạn các hoạt động sinh lí của cơ thể.

 

B. ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 1 MÔN SINH LỚP 8 – PHẦN BÀI TẬP

Câu 1. Máu di chuyển chậm nhất trong

A. mao mạch.

B. động mạch và tĩnh mạch.

B. động mạch.

D. tĩnh mạch.

Hướng dẫn giải:

Vận tốc máu giảm dần từ bắt đầu từ động mạch đến mao mạch và lại tăng dần trong tĩnh mạch nên máu di chuyển chậm nhất trong mao mạch.

  • Đáp án A là đáp án đúng.

 

Câu 2. Các thành phần của một cung phản xạ lần lượt bao gồm có:

A. cơ quan thụ cảm → nơron hướng tâm → nơron li tâm.

B. nơron hướng tâm → nơron trung gian → nơron li tâm.

C. cơ quan thụ cảm → dây thần kinh → cơ quan cảm ứng.

D. cơ quan thụ cảm → nơron hướng tâm → trung ương thần kinh → nơron li tâm → cơ quan cảm ứng.

Hướng dẫn giải:

Cung phản xạ gồm 5 yếu tố là: cơ quan thụ cảm → nơron hướng tâm → trung ương thần kinh → nơron li tâm → cơ quan cảm ứng.

  • Đáp án D là đáp án đúng.

 

Câu 3. Chức năng của hai lá phổi bao gồm có:

A. giúp cơ thể thải khí cacbonic ra ngoài.

B. lấy ôxi từ không khí cho tế bào thực hiện trao đổi chất.

C. giúp cơ thể lấy ôxi từ không khí cho tế bào thực hiện trao đổi chất và thải khí cacbonic ra ngoài.

D. giúp phổi điều hòa không khí.

Hướng dẫn giải:

Phổi là cơ quan có chức năng chính là trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ngoài, giúp cơ thể lấy ôxi từ không khí cho tế bào thực hiện chức năng trao đổi chất và thải khí cacbonic ra ngoài.

  • Đáp án C là đáp án đúng.

 

Câu 4. Trong trao đổi khí ở tế bào thì

A. O2 khuếch tán từ máu vào tế bào và CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.

B. O2 khuếch tán từ tế bào vào máu.

C. O2 khuếch tán từ máu vào tế bào.

D. CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.

Hướng dẫn giải:

Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào tế bào và của CO2 từ tế bào vào máu.

  • Đáp án A là đáp án đúng.

 

Câu 5. Nhận định nào sau đây là đúng về mặt chức năng của một số thành phần trong tế bào?

A. Ti thể có chức năng liên hệ giữa các bào quan.

B. Lưới nội chất đóng vai trò quan trọng trong phân bào.

C. Màng tế bào có chức năng thực hiện trao đổi chất giữa tế bào với môi trường trong cơ thể.

D. Bộ máy Gôngi là nơi diễn ra quá trình tổng hợp prôtêin.

Hướng dẫn giải:

Ti thể tham gia vào hoạt động hô hấp tế bào, giải phóng năng lượng; lưới nội chất có chức năng tổng hợp, vận chuyển các chất; màng tế bào có vai trò thực hiện trao đổi chất giữa tế bào với môi trường trong cơ thể; bộ máy Gôngi thu nhận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm.

  • Đáp án C là đáp án đúng.

 

Câu 6. Cơ quan không phải bộ phận của ống tiêu hóa là

A. tụy.

B. ruột già.

C. thực quản.

D. ruột non.

Hướng dẫn giải: 

Tụy thuộc tuyến tiêu hóa, không phải là một bộ phận của ống tiêu hóa.

  • Đáp án A là đáp án đúng.

 

Câu 7. Chất không bị biến đổi hóa học trong hệ tiêu hóa là

A. lipit.

B. muối khoáng.

C. prôtêin.

D. axit nuclêic.

Hướng dẫn giải:

Chất không bị biến đổi hóa học trong hệ tiêu hóa là muối khoáng.

  • Đáp án B là đáp án đúng.

 

Câu 8. Máu được đẩy vào động mạch ở pha

A. co tâm nhĩ.

B. dãn tâm thất.

C. co tâm thất.

D. dãn tâm nhĩ.

Hướng dẫn giải:

Khi tâm thất co, máu được tống vào động mạch.

  • Đáp án C là đáp án đúng.

 

Câu 9. Đặc điểm về cấu tạo: thành dày, có 3 lớp, lớp cơ và sợi đàn hồi dày, co dãn tốt của động mạch phù hợp với chức năng nào sau?

A. dẫn máu từ các tế bào của cơ thể về tim với vận tốc nhỏ và áp lực thấp.

B. dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn.

C. giúp điều hòa lượng máu đến từng cơ

D. giúp mạch chịu được áp lực của máu khi tim co bóp.

Hướng dẫn giải: 

Những đặc điểm cấu tạo như thành dày, có 3 lớp, lớp cơ và sợi đàn hồi dày, khả năng co dãn tốt của động mạch giúp nó có thể dẫn máu từ tim tới các cơ quan với vận tốc cao, có áp lực lớn.

  • Đáp án B là đáp án đúng.

 

Câu 10. Loại muối khoáng là thành phần cấu tạo của hêmôglôbin trong hồng cầu là

A. Natri (Na).

B. Sắt (Fe).

C. Iôt (I).

D. Canxi (Ca).

Hướng dẫn giải:

Sắt (Fe) la thành phần cấu tạo nên hêmôglôbin bên trong hồng cầu.

  • Đáp án B là đáp án đúng.

 

Câu 11. Loại vitamin nào tan trong nước?

A.Vitamin C và K.

B. Vitamin C.

C. Vitamin K.

D. Vitamin A.

Hướng dẫn giải:

Vitamin C tan trong nước.

  • Đáp án B là đáp án đúng.

 

Câu 12. Cơ chế điều hòa thân nhiệt khi trời nóng là

A. Mồ hôi tiết ra nhiều, mang theo nhiệt ra khỏi cơ thể.

B. Mao mạch dãn ra, mồ hôi tiết ra nhiều, làm giảm sự tỏa nhiệt qua da.

C. Mao mạch co lại, lưu lượng máu qua da ít, làm giảm sự tỏa nhiệt qua da.

D. Mao mạch da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều tạo điều kiện cho da truyền nhiệt ra ngoài môi trường.

Hướng dẫn giải:

Trời nóng, mao mạch ở da dãn ra để giúp tỏa nhiệt nhanh, đồng thời tăng khả năng tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi giúp giảm nhiệt cơ thể.

  • Đáp án B là đáp án đúng.

 

Câu 13. Để đảm bảo sự dinh dưỡng bình thường của da hoặc tránh để khô giác mạc của mắt, người ta phải ăn thức ăn có đủ lượng vitamin

A. E.

B. A.

C. C.

D. D.

Hướng dẫn giải:

Thiếu vitamin A sẽ làm cho biểu bì kém bền vững, dễ nhiễm trùng, giác mạc của mắt khô, có thể dẫn tới mù lòa.

  • Đáp án B là đáp án đúng.

 

Câu 14. Vai trò của hệ tiêu hóa trong sự trao đổi chất là

A. Lấy và biến đổi thức ăn thành các chất đơn giản.

B. Cung cấp 1 nguồn năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể.

C. Phân giải thức ăn từ các chất phức tạp thành các hợp chất đơn giản có thể hấp thụ vào máu.

D. Biến đổi thức ăn thành các chất. glucôzơ, axit amin, muối khoáng.

Hướng dẫn giải

Trong sự trao đổi chất, hệ tiêu hóa có vai trò phân giải thức ăn từ các chất phức tạp thành các hợp chất đơn giản có thể hấp thụ vào máu.

  • Đáp án B là đáp án đúng.

 

Câu 15. Sự trao đổi chất của tế bào với môi trường trong được biểu hiện ở

A. Sự tổng hợp các chất hữu cơ.

B. Sự tổng hợp và phân giải các chất hữu cơ.

C. Sự phân giải các chất hữu cơ.

D. Các tế bào thường xuyên trao đổi chất với nước mô và máu.

Hướng dẫn giải:

Mọi tế bào đều phải thực hiện trao đổi chất với máu và nước mô (môi trường trong) để tồn tại và phát triển.

  • Đáp án D là đáp án đúng.

BẢNG ĐÁP ÁN

1.A 2.D 3.C 4.A 5.C 6.A 7.B 8.C 9.B 10.B
11.B.C 12.B 13.B.A 14.C 15.D

 

 

Tham khảo thêm:

Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lý lớp 8

Đề cương ôn thi học kì 1 môn Hóa lớp 8

Đề cương ôn thi học kì 1 môn Anh lớp 8