Trong bài viết này, HOCMAI muốn gửi tới các em học sinh khối 8 bài Đề cương ôn thi giữa học kì 2 Vật lý 8 nằm trong chương trình Vật lý 8. Bài soạn chứa đầy đủ những kiến thức, lý thuyết, bài tập (kèm đáp án và cách giải chi tiết) của bài học này. Các em học sinh tham khảo nhé!
Bài viết tham khảo thêm:
- Đề cương ôn thi giữa học kì 2 Toán 8
- Đề cương ôn thi giữa học kì 2 Ngữ văn 8
- Đề cương ôn thi giữa học kì 2 Anh 8
I. LÝ THUYẾT ÔN THI GIỮA KÌ 2 VẬT LÝ 8
BÀI 19: Các chất được cấu tạo như thế nào?
1. Các chất đã được cấu tạo như thế nào? Tại sao hầu hết các chất trông có vẻ như liền một khối.
Các chất được cấu tạo từ những vi hạt nhỏ bé riêng biệt được gọi là nguyên tử và phân tử. Giữa các nguyên tử, phân tử đều có khoảng cách. Các chất nhìn thì có vẻ như liền một khối bởi vì các phân tử, nguyên tử này đều vô cùng nhỏ bé, mắt thường không thể nào nhìn thấy được. Các chất càng đặc, cứng thì số lượng nguyên tử, phân tử càng nhiều và khoảng cách giữa chúng càng hẹp.
2. Giải thích một vài hiện tượng xảy ra bởi giữa những nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
Ví dụ: Khi thả một viên đường vào trỏng một cốc nước rồi khuấy đều chúng thì đường hòa tan và nước sẽ có vị ngọt.
Giải thích: Khi thả viên đường vào trỏng cốc nước và khuấy đều lên, thì đường sẽ hòa tan ra trỏng nước. Giữa những phân tử nước có khoảng cách, nên những phân tử đường sẽ chuyển động vào trong những khoảng cách đó, phân tử đường đã len lỏi vào khoảng cách của toàn bộ phân tử nước ở trong cốc. Vì vậy, khi ta nếm nước ở trong cốc ta thấy được vị ngọt của đường.
BÀI 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên
1. Trình bày thí nghiệm Bơ-rao? Sau đó rút ra kết luận về việc các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng?
– Chuyển động Bơ-rao:
+ Khi sử dụng kính hiển vi để quan sát những hạt phấn hoa trong nước, ông Bơ-rao đã phát hiện thấy chúng luôn luôn chuyển động không ngừng đến mọi hướng, mọi phía.
+ Nguyên nhân gây ra sự chuyển động của những hạt phấn hoa trong thí nghiệm của ông Bơ-rao là do phân tử nước không hề đứng yên mà chúng chuyển động không ngừng. Trong khi đang chuyển dộng, những phân tử nước này đã va chạm với những hạt phấn hoa, những sự va chạm này không cân bằng với nhau và khiến cho những hạt phấn hoa liên tục chuyển động hỗn độn, không ngừng.
2. Khi ở môi trường nhiệt độ càng cao thì các phân tử, nguyên tử chuyển động như thế nào? Như thế nào là chuyển động nhiệt?
– Nhiệt độ của sự vật càng tăng cao thì những phân tử, nguyên tử cấu tạo nên sự vật đó chuyển động càng nhanh hơn, vì thế những chuyển động có liên quan tới nhiệt năng được gọi là chuyển động nhiệt.
– Trong thí nghiệm của ông Bơ-rao nếu ta tăng nhiệt độ của nước thì những hạt phấn hoa chuyển động nhanh hơn, chứng tỏ phân tử nước cũng chuyển động nhanh hơn và va đập mạnh hơn, tần suất nhiều hơn vào những phân tử phấn hoa.
3. Giải thích hiện tượng khuếch tán là gì? Nêu ví dụ?
– Hiện tượng khuếch tán: là hiện tượng các chất tự hoà lẫn với nhau bởi do chuyển động không ngừng của những hạt nguyên tử, phân tử. Khi nhiệt độ tăng lên cao thì hiện tượng khuếch tán sẽ xảy ra càng nhanh hơn.
– Ví dụ: Khi đổ nước vào trong một bình đựng sẵn dung dịch đồng sunfat màu xanh, ban đầu nước sẽ nổi lên trên bề mặt, sau một thời gian thì cả bình sẽ toàn màu xanh.
– Giải thích: Những hạt phân tử nước và hạt phân tử đồng sunfat đều chuyển động không ngừng đến mọi phía, vậy nên các hạt phân tử đồng sunfat có thể chuyển động hướng lên trên, xen vào khoảng cách giữa các hạt phân tử nước. Tương tự các hạt phân tử nước cũng chuyển động xuống phía dưới và xen vào khoảng cách giữa các hạt phân tử đồng sunfat. Vì thế, sau một khoảng thời gian ta sẽ thấy cả bình hoàn toàn chỉ còn là một màu xanh.
BÀI 21: Nhiệt năng
1. Nêu định nghĩa nhiệt năng? Đơn vị đo nhiệt năng? Khi nhiệt độ của sự vật càng tăng lên thì nhiệt năng của sự vật đó như thế nào?
– Nhiệt năng của một sự vật: là tổng động năng của những hạt phân tử cấu tạo nên vật đó.
– Đơn vị nhiệt năng đó là jun (J).
– Khi nhiệt độ của sự vật càng tăng lên cao, thì các hạt phân tử cấu tạo nên sự vật chuyển động càng nhanh hơn và nhiệt năng của vật đó càng lớn hơn.
2. Kể tên hai cách để biến đổi nhiệt năng và tìm ví dụ minh hoạ với mỗi cách?
Nhiệt năng của một sự vật có thể được thay đổi bởi hai cách chính: Thực hiện công (1) hoặc truyền nhiệt (2).
Ví dụ thực hiện công (1): Cọ xát một miếng thép vào mặt bàn gỗ, ta thấy miếng thép nóng lên. Điều đó đã chứng tỏ rằng, động năng của các hạt phân tử thép tăng lên. Ta nói, nhiệt năng của miếng thép tăng.
Ví dụ truyền nhiệt (2): Thả một chiếc thìa bằng bạc vào một cốc nước nóng ta thấy cái thìa nóng lên, nhiệt năng của cái thìa tăng, điều này chứng tỏ đã có sự truyền nhiệt từ nước sang chiếc thìa bạc.
3. Trình bày định nghĩa nhiệt lượng và đơn vị đo của nó.
– Nhiệt lượng chính là phần nhiệt năng mà sự vật đã nhận thêm được hoặc bị mất bớt đi ở trong quá trình truyền nhiệt.
– Đơn vị của nhiệt lượng đó là jun (J).
BÀI 22: Dẫn nhiệt
1. Nêu ví dụ minh hoạ về sự dẫn nhiệt?
– Dẫn nhiệt: là sự truyền đi nhiệt năng từ phần này truyền sang phần khác của một sự vật hoặc từ sự vật này truyền sang sự vật khác.
– Trong các chất, chất rắn dẫn nhiệt tốt hơn cả. Trong các chất rắn, kim loại được cho là dẫn nhiệt tốt nhất. Chất khí và chất lỏng dẫn nhiệt kém hơn chất rắn.
Ví dụ: Khi đốt ở 1 đầu của thanh kim loại, chạm tay vào đầu bên kia ta thấy nó nóng dần lên.
2. Vận dụng về dẫn nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
Ví dụ 1: Thả một phần của chiếc thìa kim loại vào trong một cốc nước nóng, sau một khoảng thời gian thì phần cán của thìa ở ngoài không khí đã nóng lên. Vì sao lại như vậy?
Giải thích: Phần thìa ngập bên trong nước đã nhận được nhiệt năng của nước truyền vào, sau đó nhiệt được đến cán thìa và khiến cho cán thìa nóng lên.
Ví dụ 2: Tại sao nồi xoong chảo thường được làm bằng kim loại, còn bát đĩa thì thường được làm bằng sứ, thủy tinh?
Giải thích: Kim loại dẫn nhiệt rất tốt nên nồi hay xoong, chảo thường được làm bằng kim loại để dễ dàng truyền được nhiệt tới thức ăn cần đun nấu. Sứ và thủy tinh dẫn nhiệt kém nên bát hay đĩa thường được làm bằng sứ, thủy tinh để giữ nhiệt cho thức ăn, giữ cho chúng nóng lâu hơn.
BÀI 23: Đối lưu – Bức xạ nhiệt
1. Đối lưu là gì? Nêu ví dụ minh hoạ về sự đối lưu
Đối lưu chính là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất khí hoặc dòng chất lỏng, đó chính là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất khí và chất lỏng.
Ví dụ:
+ Khi đun nước, ta quan sát thấy có dòng đối lưu chuyển động từ tận dưới đáy bình lên trên mặt nước và từ ở trên mặt nước xuống dưới đáy bình.
+ Các ngôi nhà thường được xây có cửa sổ để không khí được đối lưu, lưu thông trong điều kiện thuận lợi.
2. Bức xạ nhiệt là gì ? Nêu ví dụ minh hoạ về bức xạ nhiệt?
Bức xạ nhiệt chính là sự truyền nhiệt bằng những tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra ở trong cả chân không. Những sự vật càng sẫm mầu và bề mặt của nó càng xù xì thì nó càng hấp thụ bức xạ nhiệt tốt.
Ví dụ:
+ Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời đến với Trái Đất.
+ Cảm giác ấm nóng khi ta đặt tay gần với nồi nước nóng.
II. BÀI TẬP ÔN THI GIỮA KÌ 2 LÝ 8
1. Bài tập định lượng (ôn thi Lý 8 giữa kì 2)
Bài 1: Một đầu máy xe lửa kéo theo các toa tàu với một lực F= 7600N. Hãy tính công của lực kéo khi những toa xe chuyển động được một quãng đường bằng 9km?
Bài 2: Một người phải sử dụng một lực 400N mới kéo được một vật nặng 75kg lên một mặt phẳng nghiêng có độ cao 0,8m và chiều dài 3,5m. Hãy tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng này?
Bài 3: Một chiếc thang máy có khối lượng m=500kg, được kéo từ dưới đáy một hầm mỏ sâu 120m lên trên mặt đất bởi lực căng của một dây cáp. Hãy tính công nhỏ nhất của lực căng để có thể thực hiện được việc đó, công do máy thực hiện cùng với công hao phí do lực cản? Biết rằng hiệu suất của thang máy là 80%.
Bài 4: Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo là 200 N và vận tốc là 9 km/h. Hãy tính công suất kéo của con ngựa này?
Bài 5: Để kéo được một vật có khối lượng m = 72kg lên trên độ cao chừng 10m, người ta sử dụng một cái máy tời kéo có hiệu suất 75% và công suất P=1680W. Hãy tính thời gian máy thực hiện được công trên?
2. Bài tập định tính (ôn thi Lý 8 giữa kì 2)
Các bài tập về giải thích hiện tượng
+ Tại sao nước ở bên trong hồ, ao, suối, sông vẫn có không khí mặc dù trọng lượng không khí nhẹ hơn nước?
+ Vì sao nước bị đổ vào trong dung dịch đồng sunfat thì sau một khoảng thời gian dung dịch biến dần sang màu xanh?
III. ĐỀ THI MINH HỌA GIỮA KÌ 2 VẬT LÝ 8
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1.Trong những đơn vị bên dưới đây, đơn vị nào là đơn vị của công cơ học?
A)N/m
B)N.m
C)N/m²
D)N/m³
Câu 2. Điều nào bên dưới đây đúng khi ta nói về công suất.?
A)Công suất được xác định bởi công thực hiện được trong vòng một giây.
B)Công được xác định bởi lực tác dụng trong vòng một giây.
C)Công suất được xác định bởi công thức P = A.t.
D)Công suất được xác định bởi công thực hiện được khi sự vật dịch chuyển được một mét.
Câu 3. Trong những đơn vị cho dưới đây, đơn vị nào là đơn vị của công suất?
A)kilôoat (kW), jun trên giây (J/s)
B)kilôoat (kW), oát(W)
C)jun trên giây(J/s), kilôoat (kW)
D)kilôoat (kW), oát(W), jun trên giây(J/s)
Câu 4. Nếu lựa chọn mặt đất để làm mốc để tính được thế năng thì trong những vật nêu dưới đây, vật nào là không có thế năng?
A)Viên đạn đang bay
B)Lò xo để tự nhiên ở một vị trí cao hơn so với mặt đất.
C)Quả bóng đang lăn ở trên mặt đất.
D)lò xo bếp đặt ở ngay trên mặt đất.
Câu 5. Trong những vật sau đây, vật nào thì không có động năng?
A)Hòn bi nằm ở sàn nhà.
B)Hòn bi lăn ở trên sàn nhà.
C)Máy bay đang bay.
D)Viên đạn đang bay tới mục tiêu.
Câu 6. Điều nào cho dưới đây là đúng khi ta nói về cơ năng?
A)Cơ năng phụ thuộc vào khối lượng của sự vật được gọi là thế năng đàn hồi.
B)Cơ năng phụ thuộc vào vị trí của sự vật so với mặt đất được gọi là thế năng hấp dẫn.
C)Cơ năng của sự vật là do vận tốc của sự vật đó mà có, gọi là động năng.
D)Cơ năng của sự vật do trọng lượng của sự vật tạo nên, đó gọi là động năng.
Câu 7. Thế năng đàn hồi phải phụ thuộc vào những yếu tố nào dưới đây? Chọn ra câu trả lời đầy đủ nhất.
A)Khối lượng
B)Mức độ biến dạng của vật chất đàn hồi
C)Vận tốc của vật
D)Khối lượng và chất tạo ra vật
Câu 8. Hai bạn Tú và Hạo thi kéo nước từ dưới giếng lên. Tú kéo gàu nước năng gấp đôi của Hạo. thời gian kéo gàu nước lên của Hạo lại chỉ bằng nửa thời gian của Tú. sao sánh công suất trung bình của Tú và Hạo . Câu hỏi nào sau đây là đúng?
A)Công suất của Tú lớn hơn vì gàu nước của Tú nặng gấp đôi.
B)Công suất của Hạo lớn hơn vì thời gian kéo nước của Hạo chỉ bằng một nửa thời gian kéo nước của Tú.
C)Công suất của Tú và Hạo là như nhau.
D)Không có căn cứ nào để so sánh.
Phần II. Tự luận. (6,0 điểm)
Câu 9 (1,0 điểm): Bạn hãy phát biểu định luật về công?
Câu 10 (2,0 điểm):
a) Động năng của một vật chất phải phụ thuộc những yếu tố nào?
b) Lấy ví dụ vật chất có cả động năng lẫn cả thế năng?
Câu 11 (3,0 điểm):
Một con ngựa kéo một chiếc xe đi với tốc độ 9km/h. Lực kéo của con ngựa là 200N.
a) Tính quãng đường con ngựa kéo chiếc xe trong thời gian 1 giờ.
b) Tính công suất của ngựa.
IV. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 VẬT LÝ 8 (CÓ ĐÁP ÁN)
Vậy là các em học sinh khối 8 thân yêu đã cùng với HOCMAI soạn xong Đề cương ôn thi giữa học kì 2 Vật lý 8. Kiến thức thật thú vị và bổ ích phải không các em. Các em có thể tham khảo thêm thật nhiều bài học bổ ích nữa tại website hoctot.hocmai.vn.