Soạn bài Kiểm tra phần tiếng việt lớp 9 học kì II chi tiết

0
872
soan-bai-kiem-tra-phan-tieng-viet-lop-9-hoc-ki-ii

Đến với bài viết hôm nay, HOCMAI sẽ gửi đến các em học sinh tài liệu hướng dẫn chi tiết Soạn bài Kiểm tra phần tiếng việt lớp 9 học kì II. Bài viết bao gồm phần hướng dẫn kiến thức trọng tâm về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn văn và phần hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 9.

 

Bài viết tham khảo thêm:

 

I. Kiến thức trọng tâm

1. Khởi ngữ

Khởi ngữ là một  thành phần phụ trong câu, thường đứng trước chủ ngữ với mục đích nêu lên đề tài được nhắc đến trong câu.

Chúng ta thường bắt gặp các quan hệ từ đứng trước khởi ngữ như: về, đối với,… 

2. Thành phần biệt lập

a) Thành phần biệt lập là thành phần tuy không tham gia vào việc diễn đạt ý nghĩa của câu nhưng nhờ vào nó mà người nghe, người đọc mới có thể hiểu được câu chuyện.

b) Các thành phần biệt lập gồm các loại:

  • Thành phần tình thái → Dùng để hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nhắc đến trong câu
  •  Thành phần cảm thán → Dùng để bộc lộ tâm lý của người viết
  •  Thành phần gọi – đáp → Dùng để tạo lập hoặc duy trì mối quan hệ giao tiếp
  •  Thành phần phụ chú → Dùng để bổ sung thêm một số chi tiết cho nội dung chính trong câu

Tìm hiểu thêm tại: Soạn bài Các thành phần biệt lập Soạn bài Các thành phần biệt lập (tiếp theo).

3. Liên kết câu và liên kết đoạn văn

a) Định nghĩa:

Liên kết câu và liên kết đoạn văn là sự kết nối ý nghĩa bằng các từ ngữ có tác dụng liên kết giữa các câu với các câu, giữa các đoạn văn với các đoạn văn. Nhờ đó giúp cho các câu, các đoạn văn trong văn bản có nghĩa. Từ đó người nghe, người đọc có thể dễ dàng hơn trong việc hiểu suy nghĩ, cách biểu đạt, ý kiến của người nói, người viết.

b) Các phép để liên kết câu và liên kết đoạn văn

Liên kết về nội dung: 

  • Liên kết chủ đề
  • Liên kết logic

Liên kết hình thức:

  • Phép lặp từ ngữ
  • Phép đồng nghĩa | trái nghĩa | liên tưởng 
  • Phép thế
  • Phép nối

 

II. Một số đề luyện tập

Câu 1 | Trang 155 SGK Ngữ văn 9 – Tập 2

Tìm khởi ngữ ở trong câu sau đây và viết lại câu này thành câu không có thành phần khởi ngữ.

| các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!|.

(Lê Minh Khuê | Những ngôi sao xa xôi)

Gợi ý:

Thành phần khởi ngữ trong câu là:  “Còn mắt tôi thì”

=> Viết lại câu: |Nhìn vào mắt tôi, các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!|.

Câu 2 | Trang 155 SGK Ngữ văn 9 – Tập 2

Chỉ ra thành phần biệt lập ở trong các câu sau đây và giải thích phần ý nghĩa mà nó mang lại cho câu chứa nó.

soan-bai-kiem-tra-phan-tieng-viet-lop-9-hoc-ki-ii-0

Gợi ý:

a) 

“Thật đấy” là thành phần tình thái → Sử dụng để xác nhận điều được nhắc đến trong câu.

b) 

“may” là thành phần tình thái → Sử dụng để bộc lộc thái độ đánh giá tốt với điều được nhắc đến trong câu.

Câu 3 | Trang 155 SGK Ngữ văn 9 – Tập 2

Cho biết các từ ngữ in đậm ở trong các đoạn trích dưới đây có tác dụng liên kết câu chứa chúng với câu nào? Đó chính là phép liên kết nào?

soan-bai-kiem-tra-phan-tieng-viet-lop-9-hoc-ki-ii-1

Gợi ý:

Đoạn trích (a): 

  • Phép lặp (giống, già, ba, ba con); 
  • Phép thế (vậy).

Đoạn trích (b):  Phép nối (Thế là).

Câu 4 | Trang 155 SGK Ngữ văn 9 – Tập 2

Chỉ ra được phép lặp từ ngữ và phép thế để liên kết câu ở trong đoạn trích sau đây:

soan-bai-kiem-tra-phan-tieng-viet-lop-9-hoc-ki-ii-2

Gợi ý:

  • Phép lặp: Họa sĩ; 
  • Phép thế: Sa Pa | đấy.

Câu 5 | Trang 155 SGK Ngữ văn 9 – Tập 2

Chỉ ra sự liên kết về nội dung, hình thức giữa các câu trong cùng một đoạn văn tại một bài tập làm văn mà em đã làm.

Gợi ý:

Liên kết về nội dung có nghĩa là gì? Nó được biểu hiện như thế nào trong văn bản? (Bài văn của em có sự thống nhất về nội dung hay không? Hãy chọn ra một đoạn văn thể hiện được sự thống nhất về mặt nội dung – chủ đề). 

Liên kết hình thức có nghĩa là gì? Bài làm của em đã sử dụng được những phép liên kết hình thức nào? Chọn ra một đoạn văn có sử dụng các phép liên kết hình thức (thế, nối, lặp,…).

Câu 6 | Trang 155 SGK Ngữ văn 9 – Tập 2

Đọc truyện cười ngay sau đây và trả lời các câu hỏi.

soan-bai-kiem-tra-phan-tieng-viet-lop-9-hoc-ki-ii-3

a) Tìm câu có chứa hàm ý?

b) Nêu nội dung của hàm ý trong câu vừa tìm được?

c) Theo em, người nghe có thể giải đoán được hàm ý của người nói hay không? Dựa vào đâu để khẳng định được điều đó?

Gợi ý:

a) Câu có chứa hàm ý là: Nếu ngài mặc hầu quan trên … phải may ngắn lại.”

b) Hàm ý của câu nói này có nghĩa là: Ngài phải cúi đầu | luồn cúi trước các quan trên, ngẩng cao đầu | hách dịch trước bọn dân đen.

c) Người nghe ở đây là viên quan đã không hiểu được hàm ý sâu xa trong câu nói của người thợ may. Nếu hiểu được được hàm ý chế giễu và phê phán qua câu nói thì viên quan đã nổi giận và xử phạt thợ may.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung của bài hướng dẫn Soạn bài Kiểm tra phần tiếng việt lớp 9 học kì II. HOCMAI hy vọng các em học sinh hãy tham khảo thật kỹ để nắm chắc kiến thức và chuẩn bị bài soạn văn của mình thật tốt, đạt được kết quả cao trong học tập.