Soạn bài Ôn tập phần tập làm văn chi tiết Ngữ Văn 9

0
1464
soan-bai-on-tap-phan-tap-lam-van

Soạn bài Ôn tập phần tập làm văn là bài viết tiếp theo do HOCMAI tổng hợp và biên soạn là tài liệu bổ ích gửi đến giúp các em nắm chắc kiến thức và chuẩn bị thật tốt bài soạn văn Ngữ Văn 9 của mình thật tốt.

 

Bài viết tham khảo thêm:

 

Câu 1 | Trang 206 SGK Ngữ văn 9 – Tập 1

Trong Ngữ văn 9 – Tập một, phần Tập làm văn gồm có những nội dung lớn nào? Những nội dung nào là phần trọng tâm cần phải chú ý? 

Gợi ý:

– Những nội dung lớn ở trong phần Tập làm văn lớp 9 – Tập 1: Văn bản thuyết minh và Văn bản tự sự.

  • Văn bản thuyết minh: Kết hợp giữa thuyết minh với lập luận, miêu tả và một số biện pháp tu từ nghệ thuật.
  • Văn bản tự sự: Kết hợp giữa tự sự với miêu tả và độc thoại, đối thoại, độc thoại nội tâm trong tự sự; người kể và ngôi kể ở trong văn bản tự sự.

– Nội dung trọng tâm cần được chú ý:

  • Cách dùng một số biện pháp nghệ thuật ở trong văn thuyết minh.
  • Cách dùng yếu tố miêu tả, biểu cảm ở trong văn tự sự.

 

Câu 2 | Trang 206 SGK Ngữ văn 9 – Tập 1

Vị trí, vai trò và tác dụng của các biện pháp nghệ thuật cùng với yếu tố miêu tả ở trong văn bản thuyết minh là như thế nào? Nêu một ví dụ cụ thể. 

Gợi ý:

a) Vai trò:

– Để văn bản thuyết minh được hấp dẫn, sinh động, người ta đã vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như: tự thuật, kể chuyện, đối thoại theo lối nhân hóa, ẩn dụ hoặc các hình thức diễn ca, vè.

– Các biện pháp nghệ thuật cần phải được sử dụng thích hợp, góp phần giúp làm nổi bật các đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây sự hứng thú cho người đọc.

b) Ví dụ: Trong văn bản thuyết minh về một con vật như con trâu, người viết có thể sử dụng kết hợp thêm yếu tố miêu tả để có thể miêu tả về ngoại hình của con trâu (hình dáng, kích thước,…)

 

Câu 3 | Trang 206 SGK Ngữ văn 9 – Tập 1

Văn bản thuyết minh có sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả có điểm gì giống và khác với văn bản miêu tả, tự sự? 

Gợi ý:

– Các yếu tố miêu tả, tự sự ở trong thuyết minh nghiêng về tính khoa học, khách quan và được sử dụng có mức độ.

– Văn bản miêu tả, tự sự sẽ mang sắc thái chủ quan của người viết, văn bản sẽ sử dụng nhiều các biện pháp nghệ thuật.

 

Câu 4 | Trang 206 SGK Ngữ văn 9 – Tập 1

Trong sách Ngữ văn 9 – Tập 1, nêu lên về văn bản tự sự những nội dung gì? Vị trí, vai trò và tác dụng của những yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận ở trong văn bản tự sự như thế nào? Hãy nêu ví dụ một đoạn văn tự sự yêu cầu ở trong đoạn trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm|; một đoạn văn tự sự có dùng yếu tố nghị luận và một đoạn văn tự sự có dùng cả yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận. (Có thể lấy ví dụ ở trong các tác phẩm văn học đã được học, đã đọc hoặc ở trong các bài văn tham khảo của các bạn cũng như của mình,…) 

Gợi ý:

– Những nội dung được nêu lên về văn bản tự sự là: Miêu tả nội tâm nhân vật trong văn bản tự sựnghị luận trong văn bản tự sự.

– Vị trí, vai trò và tác dụng của yếu tố miêu tả nội tâm ở trong văn bản tự sự:

  • Miêu tả nội tâm ở trong văn bản tự sự là tái hiện lại những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến trong tâm trạng của nhân vật. Đây là biện pháp quan trọng để người viết xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật trở nên sinh động.
  • Người viết có thể miêu tả nội tâm nhân vật trực tiếp bằng cách diễn tả lại những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của chính nhân vật nhưng cũng có thể là miêu tả nội tâm một cách gián tiếp bằng cách miêu tả cử chỉ, nét mặt, trang phục,… của nhân vật.

– Ví dụ: Đoạn văn thuật lại cảnh tên Mã Giám Sinh mua Thúy Kiều.

Gần nhà nàng Kiều có một mụ mối chuyên đưa người viễn khách vào vấn danh. Khi hỏi thăm thì được biết người đó là Mã Giám Sinh, quê tại huyện Lâm Thanh, đã ngoài bốn mươi tuổi. Nhìn vẻ bề ngoài, Mã Giám Sinh ăn mặc bảnh bao, chải chuốt nhưng bản chất thì lại là một kẻ thô lỗ. Chẳng mấy chốc, tên Mã Giám Sinh đã bộc lộ đúng bản chất của một tên buôn khi liên tục giục Thúy Kiều đến xem mặt, thử tài đàn hát. Thúy Kiều vô cùng xót xa, đau đớn khi lâm vào cảnh ngộ này. Mỗi bước đi của nàng đều tuôn lệ vì tủi nhục. Khi bà mối đưa ra giá ngàn vàng, Mã Giám Sinh còn mặc cả để có thể mua Kiều với giá ngoài bốn trăm.

 

Câu 5 | Trang 206 SGK Ngữ văn 9 – Tập 1

Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm? Vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện của các yếu tố này trong văn bản tự sự như thế nào? Tìm các ví dụ về đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. 

Gợi ý:

a) Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm:

Đối thoại là hình thức trò chuyện | đối đáp giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản tự sự, hình thức đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng tại đầu lời trao đổi và lời đáp (ở mỗi lượt lời là một lần gạch đầu dòng).

Độc thoại là lời của một người nào đó tự nói với chính bản thân mình hoặc nói với một ai đó trong trí tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, phía trước câu nói sẽ có gạch đầu dòng khi người độc thoại nói thành lời, còn sẽ không có gạch đầu dòng khi người độc thoại nói không thành lời. Trường hợp sau được gọi là độc thoại nội tâm.

b) Vai trò: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm là các hình thức quan trọng để thể hiện được nhân vật ở trong văn bản tự sự.

Xem chi tiết tại bài viết: Soạn bài Đối thoại và độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự 

c) Ví dụ:

Sau khi kết thúc buổi liên hoan chia tay, trong lòng tôi mang một nỗi buồn nặng trĩu. Tôi sẽ rời xa khỏi Hà Nội yêu dấu vào ngày mai để đi du học, vậy mà cô bạn thân nhất của tôi là Thu lại không đến tham dự. Đang suy nghĩ lan man, bỗng nhiên có tiếng nói của Xuân cất lên từ phía sau:

– Cậu đang suy nghĩ tới điều gì mà trông có vẻ tâm trạng thế?

Tôi quay lại nhìn Xuân cười và trả lời:

– Ừ, tớ không sao đâu.

– Tớ biết cậu đang buồn vì Thu không thể tới, tuy nhiên hãy thông cảm cho bạn ấy nhé, mẹ Thu bị ốm phải vào viện. Cô ấy có gửi tớ một lá thư và một món quà kỷ niệm cho cậu đấy.

Tôi chầm chậm mở lá thư ra đọc, từng dòng, từng chữ khiến tôi xúc động, bồi hồi. Thu vẫn nhớ tất cả những kỉ niệm giữa hai người chúng tôi ư? Dù bận việc chăm sóc mẹ ốm nhưng cô ấy vẫn rất chu đáo, phải chăng tôi đã trách lầm Thu? Ngay lúc này, trong lòng tôi tự dưng dâng lên một niềm cảm xúc khó tả. Tôi bất giác thốt lên không thể kìm nén được lòng mình:

– Thu ơi! Cậu mãi là một người bạn tốt của tớ ở trong cuộc đời này.

Phân tích ví dụ:

 

  • Đối thoại: 

 

– Cậu đang suy nghĩ tới điều gì mà trông có vẻ tâm trạng thế?

Tôi quay lại nhìn Xuân cười và trả lời:

– Ừ, tớ không sao đâu.

– Tớ biết cậu đang buồn vì Thu không thể tới, tuy nhiên hãy thông cảm cho bạn ấy nhé, mẹ Thu bị ốm phải vào viện. Cô ấy có gửi tớ một lá thư và một món quà kỷ niệm cho cậu đây.

  • Độc thoại:Thu vẫn nhớ tất cả những kỉ niệm giữa hai người chúng tôi ư? Dù bận việc chăm sóc mẹ ốm nhưng cô ấy vẫn rất chu đáo, phải chăng tôi đã trách lầm Thu?”.
  • Độc thoại nội tâm: – Thu ơi! Cậu mãi là một người bạn tốt của tớ ở trong cuộc đời này.

 

Câu 6 | Trang 206 SGK Ngữ văn 9 – Tập 1

Tìm hai đoạn văn tự sự, yêu cầu trong đó có một đoạn người kể chuyện sẽ kể theo ngôi thứ nhất, một đoạn được kể theo ngôi thứ ba. Nhận xét về vai trò của mỗi kiểu người kể chuyện đã nêu. 

Gợi ý:

a) Tìm hai đoạn văn:

– Đoạn văn được kể theo ngôi thứ nhất:

soan-bai-on-tap-phan-tap-lam-van-1

– Đoạn văn được kể theo ngôi thứ ba:

soan-bai-on-tap-phan-tap-lam-van-2

b) Nhận xét:

– Đoạn văn đã được kể theo ngôi thứ nhất: Người kể chuyện đã xưng là “tôi”, các sự kiện và nhân vật được kể lại theo một cách chủ quan, thiên về bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của người kể chuyện.

– Đoạn văn đã được kể theo ngôi thứ ba: Người kể giấu bản thân mình đi. Các nhân vật như Hùng Vương hay Mai An Tiêm được gọi bằng tên của mình. Các nhân vật, sự kiện được kể lại dưới một cái nhìn khách quan, toàn diện.

 

Trên đây là bài viết Soạn bài Ôn tập phần tập làm văn gồm phần trả lời chi tiết, đầy đủ 6 câu hỏi trang 206 SGK Ngữ Văn lớp 9 – Tập 1 do HOCMAI sưu tầm và biên soạn. Hy vong bài viết sẽ giúp ích các em học sinh chuẩn bị được tốt bài soạn văn sắp tới của mình.