Soạn bài Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) – Ngữ văn 8 học kỳ 2

0
1534
soan-bai-chuong-trinh-dia-phuong-phan-tieng-viet

Trong bài viết này, HOCMAI muốn gửi tới các em học sinh bài Soạn bài Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) nằm trong chương trình Soạn văn 8. Chương trình địa phương phần tiếng Việt ở học kỳ II rất hay và bổ ích, các em hãy chú ý tập trung soạn bài cùng với HOCMAI trước khi tới trường nhé! Nào chúng ta cùng vào bài thôi!

Bài viết tham khảo thêm:

Câu 1 (Trang 145, Sách giáo khoa | Ngữ Văn 8, tập 2)

Đọc các đoạn trích sau:

a)

Thoáng thấy bóng dáng mẹ về đến cổng, thằng Dần mừng rỡ nhảy chân sáo:

– U đã đi đâu từ lúc non trưa đến giờ? Có mua được túi gạo hay không? Sao u lại về tay không thế?”

(tác giả Ngô Tất Tố, văn bản “Tắt đèn”)

b)

Mẹ tôi vừa mới kéo tay tôi, xoa đầu của tôi hỏi, thì tôi đã òa lên khóc rồi cứ thế mà nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:

– Con nín đi! Mợ đã về với các con đây rồi mà.”

(tác giả Nguyên Hồng, văn bản “Những ngày thơ ấu”)

Xác định yếu tố từ xưng hô nào là loại từ toàn dân, những yếu tố từ xưng hô nào không phải loại từ toàn dân nhưng cũng không thuộc vào lớp từ địa phương.

Hướng dẫn trả lời:

Xác định loại từ xưng hô:

a)

(1) mẹ (từ ngữ toàn dân)

(2) u (từ ngữ địa phương)

b)

(3) con (từ ngữ toàn dân)

(1)  mợ (không phải là từ ngữ địa phương cũng không phải là từ ngữ toàn dân)

Câu 2.(Trang 145, Sách giáo khoa | Ngữ Văn 8, tập 2)

Tìm ra những từ ngữ xưng hô và cách thức xưng hô ở địa phương của em và ở những địa phương khác mà em có thể biết?

Hướng dẫn trả lời:

– Chẳng hạn ở chỗ xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ thuộc tỉnh Hà Tĩnh; người ta gọi bố là ênh, là cậu.

– Ở những tỉnh miền Tây Nam bộ, người ta gọi cha là tía, gọi người bạn là bồ.

– Ở một số vùng ở Hải Dương, người ta gọi cha là thầy, gọi mẹ là bu.

Câu 3. (Trang 145, Sách giáo khoa | Ngữ Văn 8, tập 2)

Từ ngữ xưng hô ở địa phương có thể được sử dụng trong hoàn cảnh giao tiếp như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Từ ngữ địa phương chỉ được sử dụng trong hoàn cảnh giao tiếp thân mật giữa những người địa phương với nhau. Trong văn chương, người ta sử dụng nhằm mục đích để tạo ra được sắc thái địa phương, cho người đọc dễ dàng hình dung ra không gian, phong tục của riêng địa phương đó. Vì thế hình tượng được thật hơn, cụ thể hơn, sống động hơn! 

Câu 4 (Trang 145, Sách giáo khoa | Ngữ Văn 8, tập 2)

Đối chiếu với những phương tiện xưng hô được xác định ở trong bài tập 2 và những phương tiện chỉ mối quan hệ thân thuộc trong bài “Chương trình địa phương” và hãy cho nhận xét.

Nhận xét:

– Phần lớn những từ chỉ người có mối quan hệ thân thuộc đều có thể sử dụng để xưng hô.

– Trong tiếng Việt, người ta còn dùng tới đại từ, các từ để chỉ chức vụ, nghề nghiệp,… để gọi, xưng hô trong cuộc hội thoại.

Bài viết tham khảo thêm:

Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Vậy là các em học sinh thân yêu đã cùng với HOCMAI soạn xong bài Soạn bài Chương trình địa phương (phần tiếng Việt). HOCMAI biết rằng vào cuối năm học, các em cần phải ôn lại rất nhiều kiến thức để phục vụ cho kỳ thi cuối kỳ đầy thử thách. Vậy nên các em hãy truy cập vào website hoctot.hocmai.vn để tìm thêm cho mình thật nhiều kiến thức cũng như những bài soạn bổ ích nữa nhé!