Soạn bài tổng kết phần tập làm văn chi tiết Ngữ Văn 9

0
1550
soan-bai-tong-ket-phan-tap-lam-van

Trong bài viết hôm nay, các em học sinh sẽ cùng HOCMAI ôn tập lại kiến thức và Soạn bài tổng kết phần tập làm văn chi tiết Ngữ Văn 9. Bài viết bao gồm kiến thức cần nắm về 6 kiểu văn bản và phần trả lời chi tiết tất cả các câu hỏi có trong SGK Ngữ Văn 9.

 

Bài viết tham khảo thêm:

 

I. Các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS

 

STT

 

Kiểu văn bản

 

Phương thức biểu đạt

 

Ví dụ điển hình qua văn bản cụ thể

1 Văn bản tự sự – Trình bày các sự kiện, sự việc có mối quan hệ nhân quả dẫn tới kết cục, biểu lộ ý nghĩa.

– Mục đích: Biểu hiện các quy luật đời sống, con người, bày tỏ tình cảm, thái độ.

 

– Bản tin báo chí

– Bản tường trình, tường thuật.

– Tác phẩm lịch sử

– Tác phẩm văn học nghệ thuật: tiểu thuyết, truyện,  kí sự.

2 Văn bản miêu tả – Tái hiện lại các tính chất, thuộc tính của sự vật, hiện tượng làm cho chúng hiển hiện.

– Mục đích: Giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng.

 

– Văn  tả người, tả cảnh, tả sự vật, hiện tượng.

– Đoạn văn miêu tả trong các tác phẩm tự sự.

3 Văn bản biểu cảm – Tái hiện lại các tính chất, thuộc tính của sự vật, hiện tượng làm cho chúng hiển hiện.

– Mục đích: Giúp cho con người hiểu và cảm nhận được chúng.

 

– Lời thăm hỏi, điện mừng, lời chia buồn, văn tế, điếu văn.

– Thư từ thể hiện tình cảm giữa người với người.

– Tác phẩm văn học: tùy bút, thơ trữ tình, bút kí,…

4 Văn bản thuyết minh – Trình bày các thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, tính có ích hoặc tính có hại của sự vật, hiện tượng.

– Mục đích: Giúp người đọc có trí thức khách quan về sự vật, hiện tượng và có thái độ đúng đắn đối với chúng.

 

– Bản thuyết minh các sản phẩm hàng hóa.

– Lời giới thiệu về các di tích, danh lam, thắng cảnh, nhân vật.

– Văn bản trình bày tri thức và phương pháp trong xã hội và khoa học tự nhiên.

5 Văn bản nghị luận – Trình bày các tư tưởng, quan điểm đối với xã hội, tự nhiên, con người và những tác phẩm văn học bằng cách lập luận và các luận điểm, luận cứ.

– Mục đích: Thuyết phục mọi người tin theo những cái đúng, cái tốt và từ bỏ những cái sai, cái xấu.

 

– Cáo,  chiếu, hịch, biểu.

– Xã luận, lời kêu gọi, bình luận.

– Sách lý luận.

– Lời phát biểu trong các cuộc hội thảo về khoa học xã hội.

– Tranh luận về một vấn đề văn học, chính trị, xã hội,…

6 Văn bản điều hành – Trình bày theo các mẫu chung và chịu trách nhiệm pháp lý về các nguyện vọng, ý kiến của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lý; hay bày tỏ quyết định, yêu cầu của người có thẩm quyền đối với những người có trách nhiệm thực thi, hoặc thỏa thuận giữa công dân với nhau về nghĩa vụ và lợi ích.

– Mục đích: Đảm bảo các quan hệ bình thường giữa còn người với con người theo quy định và pháp luật.

– Đơn từ

– Báo cáo

– Đề nghị

– Thông báo

– Tường trình

– Hợp đồng

– Biên bản

Câu 1 | Trang 170 SGK Ngữ văn 9 – Tập 2

Hãy nêu ra sự khác nhau giữa các kiểu văn bản trên. (Gợi ý: Tự sự khác với miêu tả như thế nào? Thuyết minh khác với tự sự miêu tả như thế nào? Văn bản biểu cảm khác với văn bản thuyết minh như thế nào? Văn bản thuyết minh khác với văn bản điều hành như thế nào? Hãy nêu ra các phương thức biểu đạt cơ bản của từng kiểu văn bản để làm sáng tỏ các nhận định đó) 

Gợi ý:

– Sự khác nhau giữa Văn bản tự sự và Văn bản miêu tả:

Văn bản tự sự Văn bản miêu tả
Trình bày các sự việc có liên quan với nhau tạo thành một hệ thống có quan hệ qua lại hay quan hệ nhân quả để biểu hiện quy luật đời sống, con người và bày tỏ thái độ Tái hiện lại các tính chất, thuộc tính của sự vật, hiện tượng làm cho chúng hiển hiện.

 

– Sự khác nhau giữa Văn bản thuyết minh và Văn bản tự sự, miêu tả: Văn bản thuyết minh tập trung trình bày các thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, tính có ích hoặc tính có hại của sự vật, hiện tượng.

– Sự khác nhau giữa Văn bản biểu và văn bản thuyết minh: Văn bản biểu cảm bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp những cảm xúc, tình cảm của con người, từ đó tạo ra cảm xúc, sự đồng cảm của người đọc.

– Sự khác nhau giữa Văn nghị luận và văn bản điều hành:

Văn bản nghị luận Văn bản điều hành
Trình bày các tư tưởng, quan điểm đối với xã hội, tự nhiên, con người và những tác phẩm văn học bằng cách lập luận và các luận điểm, luận cứ. Trình bày theo các mẫu chung và chịu trách nhiệm pháp lý về các nguyện vọng, ý kiến của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lý; hay bày tỏ quyết định, yêu cầu của người có thẩm quyền đối với những người có trách nhiệm thực thi, hoặc thỏa thuận giữa công dân với nhau về nghĩa vụ và lợi ích.

 

Câu 2 | Trang 170 SGK Ngữ văn 9 – Tập 2

Các kiểu văn bản nêu ở trên có thể thay thế cho nhau được hay không? Tại sao?

Gợi ý:

Các văn bản đã nêu ở trên không thay thế được cho nhau. Vì:

=> Mỗi kiểu văn bản đều có các phương thức biểu đạt riêng, các hình thức thể hiện khác nhau, mục đích diễn đạt khác nhau, các yếu tố cấu thành nên văn bản khác nhau.

Câu 3 | Trang 170 SGK Ngữ văn 9 – Tập 2

Các phương thức biểu đạt nêu ở trên có thể kết hợp được với nhau trong cùng một văn bản cụ thể hay không? Tại sao? Nêu ví dụ cụ thể để minh hoạ.

Gợi ý:

Các phương thức biểu đạt nêu ở trên có thể kết hợp được với nhau trong cùng một văn bản cụ thể. Vì: 

=> Ngoài chức năng thông tin, các văn bản còn có chức năng tạo lập và duy trì quan hệ xã hội.

Ví dụ: Trong văn bản miêu tả (Miêu tả về chiếc lược ngà): Ngoài phương thức miêu tả, ta có thể kết hợp với phương thức tự sự (Kể về một kỉ niệm về người thân, nguồn gốc của chiếc lược,…), phương thức biểu cảm (Bày tỏ cảm xúc, tình cảm, niềm yêu thích của mình với cái chiếc lược ngà,…), phương thức thuyết minh (Giới thiệu về công dụng, chất liệu,…).

Câu 4 | Trang 170 SGK Ngữ văn 9 – Tập 2

Từ bảng ở trên, hãy cho biết các kiểu văn bản, thể loại tác phẩm văn học và hình thức thể hiện có gì giống nhau và khác nhau.

a) Hãy kể tên các thể loại văn học đã được học, ghi lên bảng.

b) Mỗi thể loại văn học ấy đã dùng các phương thức biểu đạt nào?

c) Các tác phẩm văn học như: kịch, thơ, truyện có khi nào dùng yếu tố nghị luận không? Cho ví dụ cụ thể và cho biết yếu tố nghị luận đấy có đặc điểm gì?

Gợi ý:

a) Các thể loại văn học đã được học gồm: thơ, kí, truyện dài kì, truyện ngắn, tiểu thuyết chương hồi, dân ca, ca dao, câu đố, phóng sự,…

b) Mỗi thể loại riêng sẽ có một phương thức biểu đạt nhất định, phù hợp với đặc điểm của thể loại đó.

Ví dụ:

  • Truyện ngắn có phương thức biểu đạt chính là tự sự.
  • Thơ có phương thức chính là biểu cảm.

Tuy nhiên, ta có thể kết hợp các phương thức biểu đạt khác nhau trong các thể loại đó để tăng hiệu quả biểu đạt.

c) Trong các tác phẩm như: kịch, thơ, truyện có thể sử dụng được yếu tố nghị luận. Ví dụ như bốn câu thơ của tác giả Tố Hữu:                                    

|Nếu là con chim, chiếc lá

Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?|

Yếu tố nghị luận giúp cho bài thơ thêm phần sâu sắc, giàu tính triết lý, gợi cho người đọc sự suy tư,…

Câu 5 | Trang 171 SGK Ngữ văn 9 – Tập 2

Giữa kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự có sự giống và khác nhau như thế nào? Tính nghệ thuật trong các tác phẩm văn học tự sự được thể hiện ở những điểm nào?

Gợi ý:

– Giống nhau: Các kiểu văn bản tự sự và các thể loại văn học tự sự có thể sử dụng chung một phương thức biểu đạt nào đấy.

– Khác nhau:

  • Kiểu văn bản tự sự là cơ sở của thể loại văn học tự sự, thể loại văn học tự sự là “môi trường” cho kiểu văn bản tự sự xuất hiện.
  • Thể loại văn học tự sự đòi hỏi cần phải có cốt truyện, kiểu văn bản tự sự thì không cần.

– Tính nghệ thuật trong các tác phẩm văn học tự sự được thể hiện ở: nhân vật, cốt truyện, tình huống,…

Câu 6 | Trang 171 SGK Ngữ văn 9 – Tập 2

Giữa kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình có sự giống và khác nhau như thế nào? Đặc điểm của thể loại văn học trữ tình là gì? Cho ví dụ cụ thể minh hoạ.

Gợi ý:

– Điểm giống và khác nhau giữa kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình:

  • Giống nhau: Cả hai đều thể hiện cảm xúc của con người.
  • Khác nhau: Văn bản biểu cảm có thể bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp cảm xúc, tình cảm của con người; còn thể loại văn học trữ tình cần phải thông qua các hình tượng nghệ thuật.

Đặc điểm của thể loại văn học trữ tình:

  • Bộc lộ cảm xúc trực tiếp.
  • Nhân vật trữ tình là người đứng ra bộc lộ cảm xúc.
  • Thường ngắn gọn.
  • Lời văn của cảm xúc vậy nên tràn đầy tính biểu cảm.

Câu 7 | Trang 171 SGK Ngữ văn 9 – Tập 2

Tác phẩm nghị luận có cần sử dụng các yếu tố thuyết minh, tự sự, miêu tả hay  không? Cần ở mức độ như thế nào? Vì sao?

Gợi ý:

Tác phẩm nghị luận cần sử dụng thêm các yếu tố thuyết minh, tự sự, miêu tả để giúp cho bài nghị luận thêm phần sinh động. 

Tuy nhiên, các yếu tố này được sử dụng nhưng không được lấn át phương thức nghị luận. Bởi vì trong văn nghị luận: Yếu tố nghị luận chính là yếu tổ chủ đạo giúp làm sáng tỏ và nổi bật nội dung cần được nói đến. Còn các yếu tố nếu trên chỉ đóng vai trò bổ trợ, giải thích cho 1 cơ sở nào đó cho vấn đề nghị luận (yếu tố thuyết minh), nêu dẫn chứng cho vấn đề ( yếu tố tự sự),…

 

II- Phần Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn THCS

Câu 1 | Trang 171 SGK Ngữ văn 9 – Tập 2

Phần Văn và Tập làm văn có mối quan hệ như thế nào với nhau? Hãy nêu ví dụ cụ thể cho thấy mối quan hệ đấy trong chương trình đã học.

Gợi ý:

Mối quan hệ giữa phần Văn và Tập làm văn: Việc đọc hiểu văn bản chính là phần cung cấp các văn bản tiêu biểu cho học sinh về những loại văn bản được học ở Tập làm văn. Học được cách làm văn bản trong phần Tập làm văn giúp học sinh hiểu được rõ hơn đặc điểm, cấu tạo của các phương thức biểu đạt trong văn bản ở phần Đọc hiểu văn bản.

– Ví dụ: Trong chương trình đã học, có các sự kết hợp như: Yêu cầu viết 1 bài văn biểu cảm, nghị luận, tự sự,…về một sự vật, vấn đề, sự việc nào đó. Học sinh có thể dựa vào vào cách thức xây dựng các luận điểm, cách viết, sự sáng tạo,… Để triển khai các ý trong bài văn của mình.

Câu 2 | Trang 171 SGK Ngữ văn 9 – Tập 2

Phần Tiếng Việt có mối quan hệ với phần Văn và Tập làm văn như thế nào? Nêu ví dụ để chứng minh. 

Gợi ý:

Phần Tiếng Việt sẽ giúp học sinh nắm vững được các quy tắc dùng từ, hội thoại, đặt câu,… Từ đó học sinh có thể phân tích những cái hay, cái đẹp trong văn bản; giúp học sinh viết chính xác và hay hơn trong lúc làm bài tập làm văn.

Câu 3 | Trang 171 SGK Ngữ văn 9 – Tập 2

Các phương thức biểu đạt: Miêu tả, nghị luận, tự sự, thuyết minh, biểu cảm có ý nghĩa đối với việc rèn luyện các kỹ năng làm văn như thế nào?

Gợi ý:

Ý nghĩa của các phương thức biểu đạt:

  • Phương thức tự sự và miêu tả giúp kỹ năng làm các bài văn tự sự, miêu tả sinh động, hay và hấp dẫn hơn.
  • Các yếu tố nghị luận và thuyết minh giúp kỹ năng tư duy logic, thuyết phục một vấn đề.
  • Phương thức Biểu cảm giúp người viết chân thực, có cảm xúc sâu sắc hơn khi làm văn.

 

III- Các kiểu văn bản trọng tâm

1. Văn bản thuyết minh

a) Mục đích biểu đạt của Văn bản thuyết minh: Giúp người đọc có thêm tri thức khách quan và có thái độ chính xác đối với vấn đề được thuyết minh.

b) Để làm được các văn bản thuyết minh cần chuẩn bị: Những hiểu biết của bản thân về đề tài và những tư liệu liên quan.

c) Những phương pháp thường được dùng trong văn bản thuyết minh: Nêu khái niệm, đưa ra các số liệu, dẫn chứng,…

d) Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản thuyết minh: Cần đảm bảo tính chính xác, khách quan, đơn nghĩa.

2. Văn bản tự sự

a) Mục đích biểu đạt của Văn bản tự sự: thể hiện cuộc sống, con người, bày tỏ, thể hiện thái độ của người viết.

b) Các yếu tố tạo nên văn bản tự sự: Con người và Sự kiện. 

c) Những phương pháp thường được dùng trong văn bản tự sự: Thường có sự kết hợp với các yếu tố nghị luận, miêu tả, biểu cảm nhằm tạo sự thuận lợi cho việc trình bày con người các sự kiện một cách sinh động.

d) Ngôn ngữ trong văn bản tự sự: Giàu hình ảnh và biểu cảm.

3. Văn bản nghị luận

a) Mục đích biểu đạt của Văn bản nghị luận: Thuyết phục người đọc tin theo những cái đúng, cái tốt và từ bỏ những cái sai, cái xấu.

b) Các yếu tố tạo nên văn bản nghị luận: các luận điểm, luận cứ và lập luận.

c) Yêu cầu đối với các luận điểm, luận cứ và lập luận: phải hợp lý, chân thật, đúng đắn, chặt chẽ, có cơ sở thực tiễn, khoa học và lý luận.

d) Dàn bài chung của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống:

1. Mở bài: Giới thiệu chung và dẫn dắt vào đề về những vấn đề mang tính bức xúc mà xã hội ngày nay cần phải quan tâm.

2. Thân bài:

– Bước 1: Trình bày các thực trạng – Mô tả về hiện tượng đời sống được nhắc đến ở đề bài. Có thể nêu thêm những hiểu biết của bản thân về vấn đề, hiện tượng đời sống đó.

Lưu ý: Cần đưa ra được những thông tin cụ thể, tránh lối nói mơ hồ, chung chung để tạo được sức thuyết phục.

– Bước 2:  Phân tích các nguyên nhân – những tác hại của vấn đề, hiện tượng đời sống đã nêu ở bước 1.

– Bước 3:  Bình luận, suy nghĩ của bản thân về sự vật, hiện tượng ( tính tốt | xấu, đúng | sai,…)

  • Khẳng định: Ý nghĩa, bài học rút ra từ sự vật, hiện tượng trong đời sống đã nghị luận.
  • Bác bỏ, phê phán một số nhận thức và quan điểm sai lầm có liên quan tới sự việc, hiện tượng bàn luận.
  • Sự vật, hiện tượng dưới từ góc nhìn của thời hiện đại, từ đó nghĩ về các vấn đề có ý nghĩa tới thời đại

 – Bước 4: Đưa ra các đề xuất, giải pháp:

Lưu ý: Cần căn cứ vào nguyên nhân để đưa ra các giải pháp khắc phục.

3. Kết bài:

  • Khẳng định chung về sự vật, hiện tượng đời sống đã bàn luận.
  • Lời nhắn gửi gắm đến tất cả mọi người.

Xem thêm tại: Soạn bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

e) Dàn bài về nghị luận một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích):

1. Mở bài: 

  • Giới thiệu về tác giả và tác phẩm 
  • Giới thiệu về luận đề cần giải quyết. 

2. Thân bài: 

a) Khái quát đầu:

Giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác nội dung chính của tác phẩm,… và giải thích nhận định (nếu có).

b) Phân tích:

  • Nêu các luận điểm 
  • Nêu các luận cứ giữa các luận điểm
  • Đưa ra nhận định chung: Khắc sâu về giá trị tư tưởng thông qua việc chỉ ra sự thành công trong nội dung và nghệ thuật của tác phẩm so với các tác phẩm khác cùng thời và nêu lên các hạn chế của nó (nếu có).

c) Khái quát cuối: 

Nêu các giá trị, ý nghĩa về mặt nội dung và nghệ thuật, khẳng định lại vấn đề nghị luận qua đó mở rộng, liên hệ và so sánh với các tác phẩm khác.

3. Kết bài: Khẳng định giá trị văn học của tác phẩm ở cả 2 mặt nội dung và nghệ thuật. 

Xem thêm tại: Soạn bài Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

 

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết hướng dẫn Soạn bài tổng kết phần tập làm văn của HOCMAI biên soạn gửi đến các em học sinh. Hy vọng bài viết sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức và chuẩn bị tốt nhất phần soạn văn tại nhà của mình.