Tổng kết chương 1: Cơ học (Vật lý lớp 8)

0
739
tong-ket-chuong-1-co-hoc

Trong bài viết này, HOCMAI muốn gửi tới các em học sinh khối 8 bài Tổng kết chương 1: Cơ học nằm trong chương trình Vật lý 8. HOCMAI đã tổng hợp những kiến thức của toàn Chương I. Các em học sinh hãy tham khảo bài viết và tổng ôn lại bài cũ để nắm bài kĩ hơn nhé!

1. Chuyển động cơ học

a) Chuyển động cơ học

– Sự thay đổi về vị trí của một sự vật theo thời gian xét so với một vật khác (vật mốc) thì được gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động).

– Một sự vật được cho là đang đứng yên khi vị trí của sự vật ấy không thay đổi theo thời gian xét so với sự vật khác.

b) Tính tương đối của chuyển động

Một sự vật có thể được xem là đang chuyển động đối với một vật này nhưng lại được xem là đang đứng yên đối với một vật khác, ta kết luận đứng yên hay chuyển động có tính tương đối, tùy thuộc vào vật được ta chọn làm mốc.

Chú ý: Thông thường người ta lựa chọn những sự vật gắn với Trái Đất để làm vật mốc.

c) Các dạng chuyển động thường gặp

– Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo của chuyển động.

– Tùy theo hình dạng của quỹ đạo mà ta có thể chia ra thành ba dạng chuyển động chính:

   + Chuyển động thẳng

   + Chuyển động cong

   + Chuyển động tròn

Bài viết tham khảo thêm: Bài 1: Chuyển động cơ học

2. Vận tốc – Chuyển động đều và chuyển động không đều

a) Vận tốc

Độ lớn của vận tốc cho chúng ta biết được mức độ nhanh chậm của chuyển động và vận tốc được xác định bằng độ dài quãng đường đi được ở trong một đơn vị thời gian nhất định.

b) Công thức tính vận tốc

Công thức:

tong-ket-chuong-1-co-hoc-1

Trong đó:

v là vận tốc

s là quãng đường

t là thời gian để đi hết quãng đường “s”

c) Đơn vị vận tốc

– Đơn vị của vận tốc còn tùy thuộc vào đơn vị độ dài quãng đường và đơn vị thời gian.

– Đơn vị hợp pháp của vận tốc được sử dụng rộng rãi là mét trên giây (m/s) và kilômét trên giờ (km/h)

Chú ý: Trong hàng hải, người ta thường sử dụng “nút” làm đơn vị để đo vận tốc. “Nút” là vận tốc của một chuyển động trong đó mỗi giờ sự vật đi được 1 hải lý.

1 hải lý = 1,852 km ⇒ 1 nút = 1,852 km/h = 0.514 m/s

d) Chuyển động đều

Chuyển động đều là kiểu chuyển động mà độ lớn của vận tốc không thay đổi theo thời gian.

e) Chuyển động không đều

Chuyển động không đều là kiểu chuyển động mà độ lớn của vận tốc thay đổi theo thời gian.

f) Vận tốc trung bình của chuyển động không đều

Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều ở trên một quãng đường được tính bằng độ dài quãng đường ấy chia cho thời gian để đi được hết quãng đường:

tong-ket-chuong-1-co-hoc-2

Trong đó:

s là quãng đường

t là thời gian để đi hết quãng đường “s”

Lưu ý: Trung bình cộng vận tốc khác với vận tốc trung bình

Bài viết tham khảo thêm:

Bài 2: Vận tốc

Bài 3: Chuyển động đều – Chuyển động không đều

3. Biểu diễn lực

a) Lực là gì?

– Lực có thể làm thay đổi, làm biến dạng vận tốc của sự vật hoặc vừa thay đổi vừa làm biến dạng vận tốc của vật.

– Đơn vị của lực là Niutơn (N)

b) Biểu diễn lực

Lực là một đại lượng vectơ được chúng ta biểu diễn bằng một mũi tên có:

   + Gốc ⇒ điểm đặt của lực.

   + Phương, chiều ⇒ trùng với phương, chiều của lực.

   + Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ xích cho trước.

Bài viết tham khảo thêm: Bài 4: Biểu diễn lực

4. Sự cân bằng lực – Quán tính

a) Lực cân bằng

– Hai lực cân bằng là hai lực cùng được đặt lên một sự vật, có cường độ bằng với nhau, phương của chúng cùng nằm trên một đường thẳng, và chiều của chúng ngược nhau.

tong-ket-chuong-1-co-hoc-3

– Dưới tác dụng của những lực cân bằng, một sự vật đang đứng yên thì vẫn sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động thì vẫn sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

b) Quán tính

Khi có một lực tác dụng, mọi sự vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được bởi vì mọi vật đều có quán tính. Có thể nói rằng: quán tính là tính chất giữ nguyên vận tốc của sự vật.

Bài viết tham khảo thêm: Bài 5: Sự cân bằng lực – Quán tính

5. Lực ma sát

a) Khi nào có lực ma sát

– Lực ma sát trượt: Lực ma sát trượt được sinh ra khi một vật trượt ở trên bề mặt của một sự vật khác.

– Lực ma sát lăn: Lực ma sát lăn được sinh ra khi một sự vật lăn trên bề mặt của vật khác.

– Lực ma sát nghỉ: Lực ma sát nghỉ giữ cho sự vật không trượt khi sự vật bị tác dụng bởi lực khác.

b) Đo lực ma sát

Người ta có thể sử dụng lực kế để đo được lực ma sát

tong-ket-chuong-1-co-hoc-4

Bài viết tham khảo thêm: Bài 6: Lực ma sát

6. Áp suất

a) Áp lực

– Áp lực là lực ép mà có phương vuông góc với mặt bị ép.

– Tác dụng của áp lực là càng lớn khi diện tích bị ép càng nhỏ và độ lớn của áp lực càng lớn.

b) Áp suất

– Áp suất bằng độ lớn của áp lực ở trên một đơn vị diện tích bị ép.

– Công thức tính áp suất: 

tong-ket-chuong-1-co-hoc-5

Trong đó:

F là áp lực (N)

S là diện tích mặt bị ép (m²)

p là áp suất (N/m²)

Ngoài đơn vị N/m², đơn vị của áp suất còn được tính theo Pa (paxcan): 1 Pa = 1 N/m²

Bài viết tham khảo thêm: Bài 7: Áp suất

7. Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau

a) Sự tồn tại của áp suất chất lỏng

Do có trọng lượng mà chất lỏng đã gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.

b) Công thức tính áp suất chất lỏng

Công thức: p = d.h

Trong đó:

p: áp suất chất lỏng (N)

h: độ sâu tính từ mặt thoáng của chất lỏng đến điểm áp suất (m)

d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m³)

c) Bình thông nhau

– Bình thông nhau là bình gồm hai nhánh hoặc nhiều nhánh có hình dạng bất kì, phần miệng thông với không khí, phần đáy thì được nối thông với nhau.

– Trong bình thông nhau chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên, những mặt thoáng của chất lỏng ở những nhánh khác nhau đều có cùng một độ cao.

– Trong bình thông nhau chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm ở trên cùng mặt phẳng ngang thì đều bằng nhau.

tong-ket-chuong-1-co-hoc-6

Bài viết tham khảo thêm: Bài 8: Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau

8. Áp suất khí quyển

a) Sự tồn tại của áp suất khí quyển

Bởi vì không khí cũng có trọng lượng nên Trái Đất cũng như mọi vật trên Trái Đất đều phải chịu áp suất của lớp không khí đang bao bọc xung quanh Trái Đất này. Áp suất này có tác dụng theo mọi phương và được ta gọi là: áp suất khí quyển.

tong-ket-chuong-1-co-hoc-7

b) Độ lớn của áp suất khí quyển

– Độ lớn của áp suất khí quyển bằng với áp suất của cột thủy ngân trong ống Tô-ri-xe-li.

– Đơn vị dùng để đo áp suất khí quyển thường là mmHg.

Ngoài ra còn sử dụng mHg, atm, cmHg, Pa, N/m²…

1 mmHg = 0,1 cmHg = 0,01 mHg

1 mmHg = 136 N/m²

1 atm = 101325 Pa

Chú ý: Áp suất khí quyển chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như nhiệt độ, gió, độ cao…

Bài viết tham khảo thêm: Bài 9: Áp suất khí quyển

9. Lực đẩy Ác-si-mét – Sự nổi

a) Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó

Một sự vật bị nhúng vào trong chất lỏng và bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ ở dưới lên với lực có độ lớn bằng với trọng lượng của phần chất lỏng mà bị vật chiếm chỗ. Lực này được gọi là: lực đẩy Ác-si-mét.

b) Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét

Công thức: FA = d.V

Trong đó: d chính là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m³)

V là thể tích của phần chất lỏng đã bị vật chiếm chỗ (m³)

c) Khi nào vật chìm? Khi nào vật nổi?

Gọi P là trọng lượng của sự vật

FA là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên sự vật khi sự vật ấy bị nhúng chìm hoàn toàn ở trong chất lỏng.

– Vật chìm xuống khi P > FA

– Vật nổi lên khi P < FA

– Vật lơ lửng trong chất lỏng trong TH: P = FA

Bài viết tham khảo thêm:

Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét

Bài 12: Sự nổi

10. Công cơ học – Định luật về công

a) Công cơ học

– Công cơ học sử dụng với trường hợp khi có một lực tác dụng vào sự vật và sự vật chuyển dời theo phương không vuông góc (tạo thành góc 90 độ) với phương của lực.

– Công cơ học chịu phụ thuộc bởi hai yếu tố:

   + Lực tác dụng vào sự vật.

   + Độ chuyển dời của sự vật.

b) Công thức tính công cơ học

– Công thức: A = F.s

Trong đó:

A là công của lực F

F là lực tác dụng vào sự vật (N)

S là quãng đường sự vật dịch chuyển (m)

– Đơn vị của công là Jun (kí hiệu là J): 1J = 1 N.m

Lưu ý:

+ Công thức nêu trên chỉ đúng trong trường hợp sự vật chuyển dời theo phương của lực.

+ Nếu sự vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực thì lúc này công của lực bằng không.

+ Nếu sự vật chuyển dời không theo phương của lực thì lúc này công sẽ được tính theo công thức khác và nhỏ hơn F.s.

+ Đơn vị kW.h cũng là đơn vị của công cơ học:

1 kW.h = 3600000 J

c) Định luật về công

– Không một chiếc máy cơ đơn giản nào đem lại cho ta lợi về công. Ta được lợi bao nhiêu lần về lực thì chịu thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

– Những loại máy cơ đơn giản thường gặp là: Ròng rọc động, đòn bẩy, ròng rọc cố định, mặt phẳng nghiêng…

– Hiệu suất của chiếc máy cơ đơn giản được tính theo công thức: 

tong-ket-chuong-1-co-hoc-8

Trong đó:

Aci: công có ích

Atp: công toàn phần

Bài viết tham khảo thêm:

Bài 13: Công cơ học

Bài 14: Định luật về công

11. Công suất

a) Công suất

– Để biết được máy nào hay người nào thực hiện công nhanh hơn (làm việc khỏe hơn), người ta sẽ so sánh công thực hiện được ở trong một đơn vị thời gian.

– Công thực hiện được ở trong một đơn vị thời gian thì được gọi là công suất.

b) Công thức tính công suất

Công thức:

tong-ket-chuong-1-co-hoc-9

Trong đó:

A là công thực hiện được

t là thời gian thực hiện công

c) Đơn vị công suất

Đơn vị của công suất: J/s là oát (kí hiệu là W)

1 W = 1 J/s

1 kW (kilôoát) = 1000 W

1 MW (mêgaoát) = 1000 kW = 1000000 W

Chú ý: Đơn vị của công suất ngoài oát (W) thì ta còn có mã lực (sức ngựa)

Mã lực ở Pháp (kí hiệu là CV): 1 CV ≈ 736 W

Mã lực ở Anh (kí hiệu là HP): 1 HP ≈ 746 W

Bài viết tham khảo thêm: Bài 15: Công suất

12. Cơ năng – Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng

a) Cơ năng

– Khi một sự vật có khả năng thực hiện được công cơ học, ta nói sự vật đó có cơ năng. Sự vật có khả năng thực hiện công càng lớn thì cơ năng của sự vật ấy càng lớn.

– Đơn vị của cơ năng: Jun (J)

Chú ý: 1 kJ = 1000 J

b) Thế năng

* Thế năng hấp dẫn

– Cơ năng của sự vật phụ thuộc vào vị trí của sự vật so với mặt đất hoặc so với một vị trí nào đó khác được lựa chọn làm mốc để tính được độ cao, đó được gọi là thế năng hấp dẫn.

– Sự vật có khối lượng càng lớn và ở vị trí càng cao thì thế năng hấp dẫn của nó càng lớn. Một sự vật sẽ có thế năng hấp dẫn khác nhau nếu lựa chọn mốc tính độ cao khác nhau.

Chú ý: Khi sự vật nằm trên mặt đất và chọn mặt đất để làm mốc để tính độ cao thì thế năng hấp dẫn của sự vật bằng không.

* Thế năng đàn hồi:

Cơ năng của sự vật còn phụ thuộc vào độ biến dạng của sự vật, đó gọi là thế năng đàn hồi.

c) Động năng

– Cơ năng của sự vật do chuyển động mà có, đó được gọi là động năng.

– Sự vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì có động năng càng lớn.

– Nếu sự vật đứng yên thì động năng của sự vật đó bằng không.

Chú ý: Động năng và thế năng là hai hình thái của cơ năng. Cơ năng của một sự vật bằng tổng của thế năng và động năng của nó.

d) Sự chuyển hóa của các dạng cơ năng

Động năng có thể được chuyển hóa thành thế năng, ngược lại thế năng có thể được chuyển hóa thành động năng.

e) Sự bảo toàn cơ năng

Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau, nhưng cơ năng vẫn được bảo toàn.

Bài viết tham khảo thêm:

Bài 16: Cơ năng

Bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng

Bài tập trắc nghiệm ôn tập Chương I: Cơ học

Vậy là các em học sinh khối 8 thân yêu đã cùng với HOCMAI soạn xong Tổng kết chương 1: Cơ học. Kiến thức thật thú vị và bổ ích phải không các em. Các em có thể tham khảo thêm thật nhiều bài học bổ ích nữa tại website hoctot.hocmai.vn.