Soạn bài Tổng kết phần văn đầy đủ nhất (Ngữ văn 8)

0
1657
soan-bai-tong-ket-phan-van

Trong bài viết này, HOCMAI muốn gửi tới các em học sinh bài Soạn bài Tổng kết phần văn nằm trong chương trình Soạn văn 8. Các em hãy cùng với HOCMAI ôn tập lại những tác phẩm văn học đã học trong kỳ học vừa rồi sau đó trả lời những câu hỏi trong sách giáo khoa các em nhé!

Bài viết tham khảo thêm:

Câu 1 (Sách giáo khoa | Trang 130, Ngữ Văn 8, tập 2)

 Lập bảng thống kê về các văn bản văn học Việt Nam đã học từ bài 15 ở chương trình lớp 8 theo mẫu trong sách giáo khoa.

Hướng dẫn giải bài:

Văn bản Tác giả Thể loại Giá trị nội dung
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Phan Bội Châu Thất ngôn bát cú đường luật Thể hiện được khí phách kiên cường,  phong thái ung dung của người chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.
Đập đá ở Côn Lôn Phan Châu Trinh Thất ngôn bát cú đường luật Khắc họa được hình tượng ngang tàn, lẫm liệt của người anh hùng cứu nước dù gặp bao nguy nan nhưng vẫn không hề sờn lòng đổi chí.
Muốn làm thằng Cuội Tản Đà Thất ngôn bát cú đường luật Tâm sự của một con người có sự bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường, xấu xa, u tối, muốn thoát ly bằng một mộng tương lên cung trăng để được bầu bạn với chị Hằng.
Hai chữ nước nhà Trần Tuấn Khải Song thất lục bát Mượn lấy một câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để có thể bộc lộ cảm xúc của mình, khích lệ được lòng yêu nước, ý chí muốn cứu nước giành lại độc lập của đồng bào.
Nhớ rừng Thế Lữ Tự do Mượn lời con hổ bị nhốt ở trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc được nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng, xiềng xích và niềm khao khát tự do mãnh liệt. Từ đó, bài thơ đã có thể khơi gợi được lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.
Ông đồ Vũ Đình Liên Ngũ ngôn Tình cảnh rất đáng thương của “ông đồ” qua đó đã toát lên được niềm cảm thương chân thành trước một lớp những người đang tàn tạ với nỗi tiếc nhớ cảnh vật cũ người xưa của nhà thơ.
Quê hương Tế Hanh Tự do Khắc họa nên một bức tranh tươi sáng, sinh động về một nơi làng quê miền biển, nổi bật là vẻ đẹp đầy sức sống, khỏe khoắn của người dân làng chài.
Khi con tu hú Tố Hữu Lục bát Lòng yêu cuộc sống mãnh liệt và một nỗi niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày.
Tức cảnh Pác Bó Hồ Chí Minh Thất ngôn tứ tuyệt Phong thái ung dung, tự do tự tại và tình yêu thiên nhiên vô bờ của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy thiếu thốn và gian khổ ở Pác Bó.
Ngắm trăng Hồ Chí Minh Thất ngôn tứ tuyệt Tình yêu thiên nhiên đến quá say mê, phong thái rất đỗi ung dung của Bác Hồ ngay cả trong ngục tù cực khổ tăm tối.
Đi đường Hồ Chí Minh Thất ngôn tứ tuyệt Từ việc đi đường núi đã gợi ra được chân lí đường đời: vượt qua mọi gian lao chồng chất sẽ dành được thắng lợi vẻ vang.
Chiếu dời đô Lý Công Uẩn Chiếu Phản ánh được khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, tự do, thống nhất, đồng thời phản ánh được ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà phát triển lớn mạnh.
Hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn Hịch Phản ánh được tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống lại ngoại xâm. Điều đó đã được thể hiện qua một lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng đến cùng với kẻ thù xâm lược.
Nước Đại Việt ta Nguyễn Trãi Cáo Nước ta là một đất nước có một nền văn hiến, có lãnh thổ riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử, phong tục riêng… bất kỳ một hành động xâm lược trái đạo lý nào của kẻ thù cũng đều sẽ phải chịu một kết cục thất bại.
Bàn luận về phép học Nguyễn Thiếp Tấu Mục đích của việc học là để trở thành người có đạo đức, có tri thức, có văn hóa, góp phần xây dựng nên đất nước chứ không phải học chỉ để cầu danh lợi. Nếu muốn học tốt thì cần phải có phương pháp học đặc biệt: học phải đi đôi với hành.
Thuế máu Nguyễn Ái Quốc Văn xuôi Vạch trần được bộ mặt giả dối của chính quyền thực dân Pháp trong cái việc biến người dân thuộc địa thành vật hy sinh cho lợi ích của riêng chúng trong những cuộc chiến tranh phi nghĩa và tàn khốc.

Câu 2 (Sách giáo khoa | Trang 130, Ngữ Văn 8, tập 2)

Nêu lên những sự khác biệt nổi bật về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản thơ trong những bài 15, bài 16 và trong các bài 18, bài 19. Vì sao thơ trong các bài 18, bài 19 lại được gọi là “thơ mới”? Chúng “mới” ở chỗ nào vậy?

Hãy chép lại những câu thơ mà em thích nhất, được cho là hay nhất trong 4 bài thơ đã kể trên, chọn mỗi bài từ khoảng 2 đến 4 câu.

Hướng dẫn giải bài:

Sự khác biệt khá nổi bật về hình thức nghệ thuật giữa những văn bản thơ trong các bài 15, bài 16 và trong các bài 18, bài 19:

– Cả ba văn bản thơ trong hai bài là bài 15, bài 16 (“Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”, “Đập đá ở Côn Lôn”, “Muốn làm thằng Cuội”) đều thuộc thể loại thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Đây là một thể thơ điển hình có tính quy phạm trong thơ cổ, với số lượng câu và số lượng chữ được hạn định, quy tắc của luật bằng – trắc, phép đối và cách thức gieo vần rất chặt chẽ.

– Những văn bản trong bài 18, bài 19 thuộc thể loại thơ tự do (“Nhớ rừng”, “Quê hương”) và thể loại lục bát (“Khi con tu hú”) có hình thức thể hiện phóng khoáng, tự do, linh hoạt hơn. Tuy nhiên, nó vẫn có một vài quy ước nhất định về số lượng chữ, cách bắt vần rất riêng.

– Các bài thơ trong những bài 18, bài 19 được gọi là “thơ mới” vì chúng không hề tuân theo luật lệ gò bó của loại thơ cũ, số chữ trong mỗi câu không có hạn định trong số lượng nhất định, đặc biệt là có sự thể hiện phóng túng về nội dung cảm xúc suy tư của nhân vật trữ tình.

– Học sinh tự chọn ra câu thơ mà mình thích nhất.

Vậy là các em học sinh thân yêu đã cùng với HOCMAI soạn xong bài Soạn bài Tổng kết phần văn. Những văn bản trên đều rất hay, chứa chan nhiều giá trị từ nội dung tới nghệ thuật. Hơn nữa, những văn bản trên rất dễ xuất hiện trong bài kiểm tra cuối kỳ, vậy nên HOCMAI mong rằng các em sẽ thật sự nghiêm túc và chăm chỉ soạn bài. Các em hãy truy cập vào website hoctot.hocmai.vn để tìm thêm cho mình thật nhiều bài học bổ ích nữa nhé!